Thứ Bảy, 30/03/2019 18:37

Tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số có thể hỗ trợ phục hồi các nền kinh tế châu Á

Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục phá vỡ sinh kế của người dân trong năm thứ hai, nhiều người đã chọn cách trì hoãn chuyện sinh con.

Vaccine giúp giảm mạnh số ca tử vong và nhập viện tại AnhNhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội OlympicThế hệ lao động Gen X có thể đối mặt với khủng hoảng thất nghiệpSingapore: Bộ Y tế kêu gọi người già và người chưa tiêm chủng “ở nhà càng nhiều càng tốt”Nhật Bản cấp giấy phép lái xe đặc biệt dành riêng cho người cao tuổi

Đã đến lúc ngừng lo lắng về việc "già trước khi giàu". Ảnh minh họa: VTV.vn

Có thể nói rằng, thách thức lớn nhất trong tiến trình phục hồi sau đại dịch không phải là thiếu lao động mà là tìm đủ việc cho những người cần nó. Nhờ có các gói kích thích kinh tế hậu đại dịch, nhiều dòng tiền đang được đầu tư để phát triển. Song vẫn cần nhiều hơn nữa để tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ. Quá trình phục hồi cần phải kích thích tiêu dùng địa phương và đưa mọi người trở lại guồng làm việc. Bất kỳ xu hướng nào có khả năng thắt chặt thị trường lao động đều mang lại nhiều sự hỗ trợ.

Già hóa dân số là không thể tránh khỏi

Về vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số là triệu chứng không thể tránh khỏi trên con đường thành công của các nền kinh tế. Nhờ y học hiện đại, hầu hết mọi người sinh ra đều có thể sống lâu và khỏe mạnh. Các biện pháp tránh thai giúp các hộ gia đình hạn chế sinh nhiều con hơn so với khả năng nuôi dưỡng, nhất là trong quá trình nỗ lực làm giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế về nguồn lực bị ảnh hưởng bởi gia tăng dân số.

Để có được tương lai thịnh vượng bền vững, bùng nổ dân số trong 75 năm qua phải chấm dứt. Giới chuyên gia nhận định, chúng ta sẽ có nhiều người cao tuổi hơn bao giờ hết, nhưng hầu hết đối tượng dân số là người lớn tuổi này cũng sẽ khỏe mạnh hơn và có nhiều đóng góp cho xã hội, cho dù là họ làm công việc được trả lương hay không.

Đối với những người lo lắng rằng nhiều người cao tuổi, đồng nghĩa là ít người trụ cột trong gia đình, kinh nghiệm của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thể mang lại một phần an tâm. Cụ thể, 6 nước trong OECD đã chứng kiến mức giảm dân số “trong độ tuổi lao động” (trên danh nghĩa là những người từ 15 – 64 tuổi). Các nước vừa được nhắc đến là Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Italy, Nhật Bản và Hà Lan.

Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ người có việc. Thay vào đó, tỷ lệ thất nghiệp thậm chí còn giảm xuống, nhiều phụ nữ đi làm hơn và mọi người nghỉ hưu muộn hơn. Năng suất lao động thay vì giảm, lại tăng. Nhìn chung, ở các nước này, tình trạng thiếu việc làm chỉ ở mức độ thấp, tỷ lệ đảm bảo việc làm cao, chi phí nhà ở ổn định, mức sống phù hợp, môi trường sức khỏe cũng đang được cải thiện.

Tỷ lệ sinh thấp và già hóa không có nghĩa là không tốt

Đến nay, câu chuyện phổ biến về già hóa dân số đã có nhiều đổi khác. Một số quốc gia đã tìm cách thúc đẩy gia tăng dân số thông qua khuyến khích tăng tỷ lệ sinh hoặc nhập cư cao hơn để làm loãng tầng lớp dân số là người cao tuổi. Tuy nhiên, những biện pháp này không tạo ra quá nhiều thay đổi đối với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và bằng cách thu hẹp thị trường lao động, chúng thậm chí có thể gây ra ảnh hưởng giảm năng suất lao động, thay vì tăng việc làm.

Quan trọng, những cách thức để tăng dân số yêu cầu chi phí cao để duy trì việc cung cấp cơ sở hạ tầng. Cứ 1% tỷ lệ dân số tăng lên mỗi năm, khoảng 7% GDP sẽ phải được sử dụng chỉ để cho mục đích xây thêm nhà ở, đường xá, bệnh viện, trường học, trạm điện, đầu tư xây dựng các chương trình thoát nước và nhiều hạng mục bền vững khác. Các thành phố lớn, đông dân cư làm tăng nguy cơ sức khỏe do chất lượng không khí kém, tạo ra nhiều cơ hội để đại dịch bùng phát như những gì thế giới đang phải trải qua hiện nay. Tất nhiên, việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng cũng làm tăng lượng khí thải Carbon của các quốc gia, góp phần làm biến đổi khí hậu.

Già hóa dân số đi đôi với việc chấm dứt gia tăng dân số. Nếu chúng ta coi đây là 2 vấn đề nhưng là 1, chi phí của vấn đề trước sẽ được bù đắp bởi khoản tiết kiệm từ yếu tố sau – nhiều lương hưu và viện dưỡng lão hơn, nhưng ít các khoản nợ để xây dựng và nhà ở hơn.

Vì vậy, chúng ta nên thừa nhận rằng tăng trưởng dân số chậm lại mang lại nhiều lợi ích thông qua việc tiếp cận tốt hơn với cơ sở hạ tầng và dịch vụ để giảm chi tiêu. Điều này tự động sẽ biến chuyển thành kết quả tốt về sức khỏe và giáo dục, ít tắc nghẽn giao thông và năng suất làm việc cao hơn. Cùng với những lợi ích của thị trường lao động thắt chặt, kích thích kinh tế được nhân lên.

Một lợi thế của già hóa dân số là thu hút sự chú ý đến tình trạng nghèo đói ở tuổi già. Trong bối cảnh mà tỷ lệ người cao tuổi ở hầu hết các quốc gia châu Á vẫn đang còn thấp, đây chính là lúc để chính phủ các nước triển khai bảo hiểm lương hưu toàn dân và đầu tư mạnh vào chăm sóc sức khỏe dự phòng, hỗ trợ cải thiện điều kiện sống tốt hơn nhằm cho phép “già hóa khỏe mạnh”. Khoản chi này sẽ tạo ra các ngành công nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ dành riêng cho người cao tuổi và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Nhìn chung, đã đến lúc để ngừng lo lắng “già trước khi giàu”. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn sẽ không cản trở tiến trình làm giàu của đất nước. Chăm sóc sức khỏe tốt hơn có nghĩa là nhiều người sẽ có thể lựa chọn và có thể làm việc sau 65 tuổi. Giảm bớt áp lực về nhà ở và tài nguyên thiên nhiên sẽ cải thiện khả năng phục hồi của cộng đồng.

Chính vì vậy, các nền kinh tế nên ca ngợi những lợi ích về việc giảm dân số và ghi nhận nhiều cách thức mà các công dân lớn tuổi đã và đang đóng góp để làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ ADB)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bám cơ sở, cấp căn cước công dân cho người lao động xa quê
Bám cơ sở, cấp căn cước công dân cho người lao động xa quê

Liên tục những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh, công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang ngày đêm bám địa bàn, kêu gọi người lao động ở xa về quê ăn tết sớm liên hệ công an nơi gần nhất để được làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử.

Người dân cần làm gì khi bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 1 1 2023
Người dân cần làm gì khi bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023

Từ ngày 1/1/2023, Luật cư trú thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc cho nên Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, các phương thức sử dụng thông tin công dân (căn cước công dân) thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.