Chủ Nhật, 10/02/2019 10:11

Anh nới lỏng một số hạn chế đi lại do COVID-19 cho đại biểu dự COP26

Anh sẽ nới lỏng một số hạn chế đi lại để giúp các đại biểu tham Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) ở Scotland vào cuối năm nay, bao gồm cả việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người đã được tiêm chủng từ các quốc gia được liệt vào “danh sách đỏ”, Reuters sáng nay (10/8) đưa tin.

Những con số ý nghĩa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậuĐã đến lúc triển khai hành động khí hậuĐức thúc giục các nước đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trườngHội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 dời sang cuối năm 2021 do đại dịch

Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP26) sẽ diễn ra ở Scotland từ 1-12/11/2021. Ảnh: SPC

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thúc đẩy Hội nghị COP26 diễn ra trực tiếp thay vì trực tuyến, tin rằng các cuộc đàm phán trực tiếp sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, vấn đề mà Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của LHQ (IPCC) cảnh báo là đang tiến gần đến mức mất kiểm soát trong một báo cáo quan trọng được công bố hôm qua.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với ​​sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19, người ta lo ngại rằng sự xuất hiện của hàng nghìn đại biểu từ khắp nơi trên thế giới có thể khiến hội nghị thượng đỉnh tháng 11 sắp tới trở thành một sự kiện “siêu lây nhiễm”.

Một quan chức COP26 cho biết các biện pháp áp dụng cho hội nghị thượng đỉnh ở Glasgow sẽ cân bằng giữa việc cho phép các cuộc đàm phán diễn ra trực tiếp và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, với việc xét nghiệm COVID-19 được tổ chức thường xuyên.

Vị quan chức này cũng nói rằng trong khi nhiều biện pháp vẫn dựa trên các quy định hiện hành, nhưng cũng sẽ bao gồm “các thỏa thuận cụ thể” đối với hệ thống phân loại cảnh báo COVID-19 theo màu của Anh được sử dụng để đánh giá các quốc gia về nguy cơ nhiễm COVID-19 đối với những người đến dự hội nghị.

Theo đó, thời gian cách ly sẽ giảm 5 ngày đối với những cá nhân đã được tiêm chủng từ các quốc gia nằm trong trong “danh sách đỏ” (mức cảnh báo cao nhất); đồng thời sẽ không có yêu cầu về việc tự cách ly khi đến Vương quốc Anh đối với những người đến từ các quốc gia nằm trong danh sách màu hổ phách hoặc danh sách xanh, cho dù họ đã tiêm phòng hay chưa. Trong khi đó, những người chưa được tiêm chủng từ các nước nằm trong danh sách đỏ vẫn cần phải cách ly trong 10 ngày. Vương quốc Anh khuyến khích các đại biểu tiêm chủng đầy đủ, và quốc gia này sẽ cung cấp vaccine cho tất cả những người đã đăng ký tiêm chủng.

Theo người phát ngôn của Chính phủ Anh, báo cáo từ các nhà khoa học của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy mức khí nhà kính đang ở mức báo động, khiến Hội nghị COP26 càng trở thành một “sự kiện cần thiết”.

“Chúng tôi biết rằng việc đạt được hành động toàn cầu đầy tham vọng cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi mọi người phải ngồi lại cùng nhau. Để đạt được điều này, chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để sắp xếp cho một sự kiện trực tiếp… Chúng tôi tin rằng những thỏa thuận này tạo ra sự cân bằng giữa việc cho phép các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu tại sự kiện đặc biệt này diễn ra với các đại diện từ khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy trì có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, phát ngôn viên Chính phủ Anh khẳng định.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.