Chủ Nhật, 07/01/2018 07:42

SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét một báo cáo trong đó kêu gọi tổ chức cập nhật các thông tin mới nhất về dịch COVID-19, sau khi hơn 200 nhà khoa học đưa ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏaNhiều nước châu Âu tái phong toả địa phương khi dịch bùng phát trở lại“Tiếp tục đi cùng nhau để nổi lên mạnh mẽ hơn”Đại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEAN

Hơn 200 nhà khoa học đưa ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí. Ảnh minh họa: SCMP/ Tuổi trẻ Online

Cụ thể, WHO thông tin SARS-CoV-2, loại virus gây nên COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt bắn thoái ra từ mũi và miệng của người nhiễm bệnh và nhanh chóng rơi xuống đất. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi đến văn phòng WHO ở Geneva, 239 nhà khoa học ở 32 quốc gia đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các hạt virus vẫn trôi nổi trong không khí và có thể lây nhiễm cho những người hít phải chúng.

Cho rằng nguy cơ truyền bệnh trong không khí là có tồn tại, giới chuyên gia thúc giục WHO nhanh chóng điều chỉnh hướng dẫn phòng chống dịch để giới hạn tối đa nguy cơ lây bệnh cho người dân toàn cầu.

Bất kỳ những thay đổi nào trong đánh giá rủi ro lây nhiễm của WHO đều có thể ảnh hưởng đến hướng dẫn của tổ chức về biện pháp giãn cách xã hội, trong đó mỗi người phải cách nhau 1m. Dựa vào văn bản hướng dẫn chống dịch của WHO, chính phủ các nước cũng có thể sẽ phải điều chỉnh các biện pháp y tế công cộng nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của virus.

Hiện WHO vẫn đang xem xét “aerosol” như một con đường lây nhiễm có thể xảy ra. Song ngoài ý kiến của các nhà khoa học, vẫn chưa có một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy tổ chức chắc chắn sẽ thay đổi điều hướng phòng, chống căn bệnh lây lan trên toàn cầu.

Cập nhật tình hình đại dịch, tính đến 7h ngày 7/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 11 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 540.000 người tử vong và gần 6,7 người đã bình phục. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng ca dương tính cao nhất thế giới, chạm mốc 3.309.671 trường hợp.

Chuyên gia Y tế Nhà Trắng Anthony Fauci mới đây nhận định tình hình diễn biến của đại dịch ở Mỹ “thực sự không khả quan và Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một đợt dịch nghiêm trọng, yêu cầu chính phủ phải giải quyết ngay lập tức”.

Trong khi đó tại Brazil, chỉ trong vòng 24h qua, nước này đã ghi nhận thêm 20.229 ca nhiễm mới và thêm 620 người đã tử vong vì đại dịch.

Israel cũng ngay lập tức đóng cửa các quán bar, phòng tập thể dục, trung tâm tổ chức sự kiện và hủy bỏ nhiều sự kiện văn hóa để tập trung đối phó với COVID-19. Cụ thể, giới chức nước này đã đưa ra giới hạn số lượng khách cho thể cùng vào 1 quán ăn, nhà hàng trên địa bàn toàn quốc là 20 người/lần, áp dụng cho quán ăn trong nhà và 30 người/lần đối với khu vực ngoài trời. Xe buýt cũng chỉ cho phép chở tối đa 20 hành khách/lượt. Động thái được triển khai khi Israel chỉ ghi nhận 30.749 trường hợp nhiễm bệnh, song sự gia tăng về số ca nhiễm trong thời gian gần đây đã và đang khiến lệnh phong tỏa có thể sẽ được xem xét tái áp dụng.

Ở châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, tính đến ngày 6/7 đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày giảm. Tuy nhiên, ổ dịch tại các thành phố lớn vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Hàn Quốc có 13.137 ca nhiễm SARS-CoV-2; 284 trường hợp tử vong và hơn 11.000 người đã khỏi bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Worldmeters, Dw & Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.