Thứ Ba, 27/02/2018 19:41

Nền kinh tế kỹ thuật số có thể giúp công dân kiểm soát tài chính

Một lực lượng đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập để xem xét những rủi ro và lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số vừa kết luận rằng, nền kinh tế kỹ thuật số có thể mang lại tác động chuyển đổi đối với sự phát triển bền vững và trao quyền cho công dân.

Mục tiêu khí hậu mạnh mẽ hơn của EU khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tếTác động từ Brexit, Đông Nam Á có thể sẽ chào đón thêm nhiều doanh nghiệp

Nền kinh tế kỹ thuật số mang lại tác động chuyển đổi đối với sự phát triển bền vững. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Lực lượng Đặc nhiệm của Tổng Thư ký LHQ về Tài chính Kỹ thuật số do ông Achim Steiner, Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ dẫn đầu, và bao gồm các nhân vật cấp cao từ lĩnh vực công nghệ, tổ chức tài chính, các Chính phủ và các cơ quan của LHQ. Lực lượng đã được Tổng Thư ký LHQ António Guterres thành lập hồi năm 2018, nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích và rủi ro của các lĩnh vực công nghệ tài chính và tài chính kỹ thuật số đang phát triển một cách nhanh chóng.

Sáng kiến ​​này là một phần trong chiến lược của Tổng Thư ký LHQ nhằm hỗ trợ tài chính cho Chương trình Nghị sự 2030, kế hoạch chi tiết của LHQ về một tương lai tốt đẹp hơn cho con người và hành tinh. Ông António Guterres cho hay, nhu cầu tài chính cho Chương trình Nghị sự là khoảng từ 5-7 nghìn tỷ USD mỗi năm. Sự chuyển đổi sang kỹ thuật số có thể cung cấp các phương tiện để đáp ứng chi phí dự kiến ​​đó.

Người đứng đầu LHQ cho biết: “Các công nghệ kỹ thuật số, đang cách mạng hóa các thị trường tài chính, có thể là một yếu tố bất ngờ trong việc đáp ứng những mục tiêu chung”.

Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra, sự phổ biến của các công cụ kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng và chứng tỏ tiềm năng của tài chính kỹ thuật số trong việc cung cấp cứu trợ cho hàng triệu người trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như bảo vệ việc làm và sinh kế.

Bên cạnh đó, ông Achim Steiner nhận định, việc sử dụng điện thoại thông minh một cách rộng rãi giúp đưa các công cụ kỹ thuật số mạnh mẽ vào tay hơn 1 tỷ người, cho phép họ làm việc, giao lưu xã hội và quản lý tài chính của chính mình.

Báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm của Tổng Thư ký LHQ về Tài chính Kỹ thuật số cũng xác định cách để khai thác số hóa, một lĩnh vực bao gồm phần lớn tài chính toàn cầu. Đầu tiên, các dòng tiền khổng lồ trên thế giới cần được đầu tư theo cách hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Chương trình Nghị sự 2030. Tài chính công cần hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Các khoản tiết kiệm cần được đầu tư cho những dự án phát triển dài hạn, sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Và cần có nhiều tài chính hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất quan trọng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.