Chủ Nhật, 04/03/2018 08:27

COVID-19: Biến sự phục hồi thành “bước ngoặt thực sự”

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) António Guterres vừa kêu gọi các Chính phủ kết hợp hành động khí hậu "có ý nghĩa" vào tất cả các khía cạnh của việc phục hồi từ đại dịch COVID-19 toàn cầu.

LHQ: Không có giới trẻ, thế giới khó đạt được các mục tiêu về phát triển và biến đổi khí hậuHội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 dời sang cuối năm 2021 do đại dịchLHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19

COVID-19 và biến đổi khí hậu là 2 cuộc khủng hoảng cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt. Ảnh minh họa: Environmental Protection/TTXVN

Phát biểu trước các Bộ trưởng tại phiên họp trực tuyến về phục hồi bền vững từ COVID-19 ngày 3/9, người đứng đầu LHQ cho rằng, thế giới đang đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng cấp bách: COVID-19 và biến đổi khí hậu.

"Chúng ta hãy giải quyết cả 2 và để lại cho các thế hệ tương lai niềm hy vọng rằng, khoảnh khắc này là một bước ngoặt thực sự cho con người và hành tinh", ông António Guterres nói thêm.

Cuộc họp cấp Bộ trưởng do Chính phủ Nhật Bản nhóm họp, có sự tham gia của các quan chức cấp cao đến từ một số quốc gia, cũng như đại diện của các nhóm thanh niên, tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Cùng lúc đó, một cổng thông tin trực tuyến giới thiệu các chính sách và hành động về khí hậu và môi trường trong việc phục hồi từ đại dịch COVID-19 cũng đã được ra mắt. Nền tảng này sẽ giúp xây dựng động lực cho COP26 - hội nghị của LHQ nhằm đánh giá tiến bộ trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, dự kiến được tổ chức vào năm 2021.

Năng lượng tái tạo rẻ hơn và hiệu quả hơn

Tổng Thư ký đã vạch ra 6 hành động tích cực về khí hậu để phục hồi bền vững, bao gồm đầu tư vào những việc làm xanh; không cứu trợ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm; chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch; tính toán rủi ro khí hậu trong tất cả các quyết định tài chính và chính sách; làm việc cùng nhau; và quan trọng nhất là không ai bị bỏ lại phía sau.

“Các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, bao gồm một số nhà đầu tư ở Nhật Bản đang từ bỏ nhiên liệu hóa thạch vì năng lượng tái tạo rẻ hơn và hiệu quả hơn. Họ hiểu rằng, sẽ không có ý nghĩa kinh tế nếu đốt tiền vào các nhà máy than sẽ sớm trở thành tài sản bị mắc kẹt”, ông António Guterres lưu ý.

Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là thành viên của G20 - nhóm các quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu –cam kết trung hòa carbon trước năm 2050. Ông António Guterres kêu gọi những quốc gia này đưa ra các khoản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) "tham vọng hơn", cũng như các chiến lược dài hạn.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký LHQ công nhận sự phát triển công nghệ của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực; đồng thời nhận định, quốc gia này có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sự phục hồi bền vững và kiên cường. Ông António Guterres cũng kêu gọi Nhật Bản ngừng đầu tư vào các nhà máy điện than và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo.

Cơ hội

Trong một bài phát biểu tại cuộc họp nói trên, bà Patricia Espinosa, Thư ký Điều hành của Công ước khung LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) cho rằng, sự kết hợp của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu tạo ra một cơ hội để không chỉ phục hồi từ đại dịch, mà còn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Bà Patricia Espinosa khẳng định: “Ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là phương pháp hiệu quả nhất đối với đại dịch này; vì vậy, ngăn chặn phát thải trong tương lai là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực phối hợp toàn cầu, bà Patricia Espinosa kêu gọi tất cả mọi người “nắm lấy sức mạnh của chủ nghĩa đa phương” để phục hồi từ COVID-19, đạt được tiến bộ trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu và xây dựng một tương lai bền vững hơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.