Thứ Hai, 26/03/2018 09:32

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, bảo vệ vai trò của Liên Hiệp Quốc

Cách đây 75 năm, bị dày vò bởi chiến tranh đã hai lần đem đến đau thương cho toàn nhân loại, các quốc gia trên thế giới đã chung tay và cùng nhau xây dựng một hệ thống và trật tự quốc tế với cốt lõi là Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp quốc, Anh sẽ đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậuLiên Hiệp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lậpLHQ: Thế giới đã bỏ lỡ mục tiêu bảo vệ thiên nhiên của mìnhLiên Hiệp quốc: Hợp tác khí hậu hoặc thế giới sẽ diệt vongViệt Nam mong muốn phát huy quan hệ hợp tác toàn diện với LHQ

Trong phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Ảnh minh họa: AP/Báo Nhân dân

Với tư cách là tổ chức quốc tế phổ quát, là cơ quan đại diện và có thẩm quyền nhất, Liên Hiệp Quốc hiện đã và đang trở thành một đấu trường đa phương quan trọng nhất để thúc đẩy hòa bình và giải quyết những vấn đề của khu vực và toàn cầu.

Khi cộng đồng quốc tế đánh dấu sinh nhật lần thứ 75 của Liên Hiệp Quốc, đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới khiến các nhà lãnh đạo chọn tổ chức các sự kiện thông qua hình thức trực tuyến. Bên cạnh cách thức hội họp thay đổi, cuộc tấn công bất ngờ của đại dịch cũng đã và đang thay đổi thế giới về nhiều khía cạnh hơn.

Có thể nói rằng hiện đang là một thời đại vô cùng bất ổn. Chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang gia tăng. Điều đáng lo ngại hơn là hành vi của một số cường quốc đang đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống đa phương của thế giới do Liên Hiệp Quốc quản lý.

Đáng chú ý, khi nhân loại đang đấu tranh để đánh bại kẻ thù chung - đại dịch COVID-19, tinh thần đoàn kết và hợp tác lại đang đối mặt với nguy cơ có thể bị gạt sang một bên.

Trong hoàn cảnh đó, Liên Hiệp Quốc kỷ niệm 75 năm có chủ đề vô cùng quan trọng: “Tương lai chúng ta muốn, LHQ chúng ta cần: Tái khẳng định cam kết tập thể của chúng ta đối với chủ nghĩa đa phương”.

Trên khắp thế giới, “đường cong” của đại dịch vẫn chưa được san phẳng. Tỷ lệ lây nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng. Đồng thời tỷ lệ tử vong cũng tăng đột biến. Cuộc khủng hoảng sức khỏe một lần nữa nhấn mạnh thực tế rằng loài người thuộc về một cộng đồng có tương lai chung và chỉ bằng cách chung tay, các quốc gia mới có thể thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

Để duy trì chủ nghĩa đa phương, thế giới nên bảo vệ thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc. Hơn 75 năm qua, vai trò của Liên Hiệp Quốc đã quá rõ ràng, không thể phủ nhận, tổ chức đã để lại những nguồn cảm hứng sâu sắc cũng như những di sản quý giá cho xã hội loài người.

Trong nhiều thập kỷ, Liên Hiệp Quốc đã thiết lập và vận hành một cơ chế an ninh tập thể, đồng thời triển khai hơn 70 hoạt động giữ gìn hòa bình với sự tham gia của gần 130 quốc gia. Vai trò của Liên Hiệp Quốc là giải quyết hậu quả của những xung đột cục bộ, ngăn chặn các cuộc chiên tranh thế giới mới và giữ gìn hòa bình và ổn định toàn cầu.

Với sự hiện diện của hệ thống đa phương do Liên Hiệp Quốc làm trung tâm, các nước trên toàn thế giới đã và đang thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn, đầu tư sâu rộng hơn, đồng thời chứng kiến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu đạt bước tiến nhảy vọt. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 1960 đến 2019, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã tăng từ 1,37 nghìn tỷ lên 87,7 nghìn tỷ. Trong cùng thời kỳ, GDP bình quân đầu người cũng tăng từ 452 USD lên 11.428 USD.

Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đều có nhiều đóng góp vào những giải pháp trong vấn đề toàn cầu hướng đến đạt được tiến bộ cho xã hộ loài người.

Nhìn chung, khắc phục các vấn đề toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Không có nơi nào tốt hơn Liên Hiệp Quốc để cộng đồng quốc tế có thể tìm kiếm những giải pháp đó. Cho dù là chiến đấu với đại dịch, hay lập kế hoạch phục hồi sau đại dịch, tất cả các quốc gia vẫn phải bảo vệ vững chắc quyền hạn của LHQ và duy trì trật tự quốc tế. Để duy trì chủ nghĩa đa phương, thế giới cũng phải thừa nhận và thực hành khái niệm quản trị toàn cầu dựa trên nguyên tắc tham vấn sâu rộng, cùng đóng góp và chia sẻ lợi ích….

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học
ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times, của các tác giả là ông Shawn Lum, Chủ tịch Hiệp hội Tự nhiên (Singapore) và ông Vinayagan Dharmarajah, Giám đốc khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BirdLife International (Vương quốc Anh).