Thứ Năm, 27/06/2019 16:48

Thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại hơn 170 tỷ USD năm 2021

Tổ chức từ thiện Christian Aid của Vương quốc Anh ngày 27/12 thông tin, 10 thảm họa thời tiết tốn kém nhất trong năm nay đã gây ra thiệt hại hơn 170 tỷ USD, nhiều hơn 20 tỷ USD so với năm 2020.

Nhật Bản: Khoảng 20% địa phương không có quan chức, chuyên gia về thảm họaĐại dịch COVID-19: Nền kinh tế toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọngCampuchia: công bố kế hoạch ứng phó thảm họa tự nhiên của Phnom PenhADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăngNăm thành phố đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở Mỹ

Thảm họa khí hậu trong năm 2021 đã gây nên thiệt hại hàng trăm tỷ USD cho các quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: Nashville Fire Department/TTXVN/Vietnam+

Đây là kết luận được đưa ra sau khi tổ chức tính toán chi phí gây nên bởi những sự cố thời tiết như bão lụt, hỏa hoạn và sóng nhiệt theo yêu cầu bảo hiểm.

Cụ thể, nhìn lại năm 2020, 10 thảm họa thời tiết tốn kém nhất thế giới đã gây ra thiệt hại lên đến 150 tỷ USD.

Christian Aid cho biết, xu hướng tăng này phản ánh tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra, cùng với đó cũng thông tin thêm rằng 10 thảm họa trên đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.075 người và khiến 1,3 triệu người phải di dời để đảm bảo an toàn.

Theo danh sách, thảm họa gây ra tổn thất nghiêm trọng nhất là bão Ida, tấn công miền Đông Mỹ và gây ra thiệt hại khoảng 65 tỷ USD. Sau khi đổ bộ vào Louisiana vào cuối tháng 8, bão Ida di chuyển theo hướng Bắc và gây ra lũ lụt trên diện rộng ở thành phố New York và khu vực xung quanh.

Trận lũ lớn và chết người xảy ra ở Đức và Bỉ hồi tháng 7 nằm ở ví trí thứ hai trong danh sách với tổng mức thiệt hại là 43 tỷ USD.

Theo sau đó là trận bão tuyết mùa Đông ở Texas cũng làm hư hỏng mạng lưới điện của tiểu bang rộng lớn này, gây ra thiệt hại hơn 23 tỷ USD. Trận lụt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào hồi tháng 7 cũng gây ra mức thiệt hại ước tính 17,6 tỷ USD.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các thảm họa tiêu tốn hàng tỷ USD khác, bao gồm lũ lụt ở Canada, băng giá vào cuối mùa xuân ở Pháp làm hư hại các vườn nho và một trận lốc xoáy ở Ấn Độ, Bangladesh xảy ra hồi tháng 5.

Báo cáo ghi rõ, đánh giá của tổ chức chủ yếu bao gồm các thảm họa ở những nước giàu có, nơi cơ sở hạ tầng được bảo hiểm tốt hơn, trong khi thiệt hại tài chính của các thảm họa đối với các nước nghèo thường không thể tính toán chính xác được.

Thông cáo báo chí của báo cáo cũng lưu ý: “Một số sự kiện thời tiết cực đoan có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong năm 2021 đã xảy ra với các nước nghèo hơn, vốn ít gây nên biến đổi khí hậu”.

Trong một thông tin có liên quan, vào giữa tháng 12, Tập đoàn tái bảo hiểm lớn nhất thế giới Swiss Re ước tính, các thảm họa thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra thiệt hại khoảng 250 tỷ USD trong năm 2021 này. Con số này đã tăng 24% so với năm 2020 và chi phí mà ngành bảo hiểm phải chịu cũng ghi nhận mức cao thứ tư, tính từ năm 1970.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.