Thứ Tư, 27/03/2019 14:54

Diệu Viên - ngôi chùa nữ đầu tiên trên đất Huế

Tôi có người cô đi tu ở chùa Diệu Viên. Cô là con gái út nên được bà nội tôi rất thương. Vậy nên, hễ có dịp là bà lại về chùa thăm con, và bao giờ cũng vậy, hễ đi là bà lại dẫn tôi theo. Mỗi lần như thế, trong đứa con nít là tôi lúc ấy thích thú và ngán ngẩm lẫn lộn.

Thiếu Lâm Tự ở Huế

Động Quán Thế Âm - Cổng chính dẫn vào chùa được xây dựng năm 1966

Thích thú là bởi sắp được gặp cô, được ngắm nhìn cả rừng mít cổ thụ trong khuôn viên chùa và nếu gặp hên đến đúng lúc mít chín, thế nào cũng được thọ lộc dăm bảy múi thơm lừng, ngọt lịm. Thích thú còn bởi sắp được thỏa thích ngắm nhìn “cụ” heo cao niên với cặp nanh cong vút chĩa ra 2 bên, thân hình thì to tổ chảng như cái mặt bàn chữ H. Tướng khủng nhưng “cụ” lại rất hiền lành, thân thiện.

Còn ngán ngẩm là cái màn cuốc bộ. Hồi đó, còn nhớ từ trung tâm thành phố về Diệu Viên chỉ có 2 lối. Lối chính thì theo QL IA đi quá vị trí cầu vượt Thủy Dương bây giờ một quãng, sau đó rẽ phải rồi lòng vòng loanh quanh đến cuối đường mới thấy chùa. Lối tắt thì tới đoạn cống Bạc trên, vượt đường sắt đi vào xóm Gióng, rồi cứ ngoằn ngoèo khi qua nghĩa địa, lúc băng xóm làng để vào chùa. Đây là lối mà nội tôi thường chọn vì gần hơn, vừa tầm bộ hành. Nhưng với tôi lúc ấy, 1 vòng 2 tráo đi-về là cả cực hình.

Diệu Viên lúc đó đúng nghĩa là ở chốn thâm sơn cùng cốc. Bây giờ thì khác rồi. Đường làng ngõ xóm đã được mở rộng nâng cấp. Mồ mả được di dời để xây dựng các khu quy hoạch dân cư. Lại thêm con lộ Thủy Dương - Tự Đức (nay gọi là đường Võ Văn Kiệt) mở ra. Chùa Diệu Viên từ nơi thâm sơn cùng cốc nay lộ ra thành chùa “mặt tiền”. Từ trung tâm thành phố Huế, đi loáng chục phút là đã có thể tới nơi.

Năm 1924, chùa được một số cư sĩ phật tử phát tâm xây dựng trên một ngọn đồi thuộc xã Thủy Dương (TX. Hương Thủy) rồi thỉnh Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn. Đây được biết là ngôi chùa nữ đầu tiên tại Huế. Năm 1926, được Hoàng đế triều Nguyễn ban “Sắc tứ Diệu Viên Sư Nữ Tự”. Sau ngày xây dựng, chùa còn được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929, 1953, 2001.

Tuy ở sâu trong núi, nhưng với đức hạnh, tài năng cùng nhiệt tâm đạo pháp của Sư bà trú trì và ni chúng đệ tử trong chùa, Diệu Viên đã nhanh chóng trở thành một cảnh chùa khang trang và đậm chất thiền vị, được nhiều người nghe danh. Đặc biệt với biệt tài nữ công gia chánh, ni chúng trong chùa đã mở thành công cơ sở sản xuất nhang, tương chao, bánh trái các loại và được quần chúng phật tử rất tín nhiệm ủng hộ. Bên cạnh đó, chùa còn mở bệnh xá khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo; mở viện dưỡng lão giúp các cụ già neo đơn, tàn tật có nơi ăn ở, chữa bệnh, chăm sóc lúc xế chiều. Chùa còn thành lập cơ sở may tạo công việc làm ăn cho các thanh thiếu nữ địa phương; mở trường học, vườn trẻ miễn phí…

Sau một thời gian gián đoạn vì thiếu trợ duyên, hiện nay Viện dưỡng lão, châm cứu chữa bệnh, trường mẫu giáo… đã được khôi phục hoạt động, mang lại sự giúp đỡ thiết thực cho quần chúng, phật tử. Chùa cũng được tái trùng tu cách đây chưa lâu, đường sá gần gũi dễ đi, cảnh chùa càng thêm nghiêm trang rạng rỡ. Sắc tứ Diệu Viên Sư Nữ Tự - ngôi chùa nữ đầu tiên trên đất Huế. Chỉ vài phút chạy xe, không việc gì lại bỏ qua một lần đáo qua chiêm bái, vãng cảnh…

Bài, ảnh: HUY KHÁNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải hành động để giữ gìn không gian chùa Huế
Phải hành động để giữ gìn không gian chùa Huế

Đem lý sự của “phép tắc” để ứng xử với không gian của các ngôi chùa dường như có gì đó không chuẩn. Mà phải ứng xử với chùa Huế như ứng xử với di sản của vùng đất...

Tìm bình an ở chốn thiền môn
Tìm bình an ở chốn thiền môn

Không đông đúc, chen lấn, không ồn ào với những cảnh tượng bát nháo, người dân Huế hay những du khách đến đất Cố đô để tham quan, lễ chùa vào mùa xuân với tâm thế lặng lẽ, nguyện cầu bình an cho chính mình cũng như người thân, bè bạn sau một thời gian dài trải qua rất nhiều biến cố do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thiếu Lâm Tự ở Huế
Thiếu Lâm Tự ở Huế

Lâu nay nghe Thiếu Lâm là người ta lập tức nghĩ đến ngôi cổ tự nổi tiếng bên xứ Trung Hoa, còn ở Huế thì... À, cũng có “Thiếu Lâm Tự” đấy, nhưng mà đó là từ nói vui của dân hay lai rai buổi chiều để chỉ cái quán nhậu bình dân nơi góc chùa trên đường Hùng Vương gần chợ An Cựu. Tôi cũng từng ỷ y như vậy, nhưng hóa ra có một ngôi chùa mang tên “Thiếu Lâm Tự” luôn hiện hữu ngay trên đất Huế từ hơn trăm năm nay mà không nhiều người biết.

Ba La Mật - một không gian thiền ẩn chứa nhiều điều thú vị
Ba La Mật - một không gian thiền ẩn chứa nhiều điều thú vị

Ba La Mật là ngôi chùa gắn với tên tuổi của một nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất Kinh đô: Nguyễn Khoa Luận (tức Viên Giác Đại sư). Cụ Nguyễn Khoa Luận sinh ngày 2/7 năm Giáp Ngọ (1834), mất ngày 27/6 năm Canh Tý (1900), thọ 66 tuổi. Cụ có tự là Đàm Trai, biệt hiệu là Văn Tử. Sau ngày đi tu, có đạo hiệu là Viên Giác Đại sư, pháp danh Thanh Chân.