Thứ Bảy, 25/04/2020 21:00

Người dân Huế thích nghi với phân loại rác thải

Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn được triển khai đầu tháng 9, được nhiều người dân ủng hộ vì lợi ích trong việc bảo vệ môi trường. Sau một thời gian thực hiện, người dân Huế đã dần hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn.

Tập huấn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong trường họcPhân loại rác thải tại nguồn không khóNỗ lực giảm rác thải nhựa ra môi trường

Người dân Huế dần thích nghi với phân loại rác thải. Ảnh: MC

 

Làm rồi sẽ quen

Sau giờ đi làm về, chị Nguyễn Thị Lan, phường Phước Vĩnh, lại thu gom những bao chứa rác đã phân loại, đợi những cô, chú công nhân thu gom rác thải đến. Đã hơn một tháng nay, gia đình chị tập thói quen phân loại rác thải theo hướng dẫn của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO).

“Trước đây, nhà mình chưa biết đến cách phân loại rác thải, các loại rác trong nhà đều được bỏ dồn vào một bao lớn. Sau khi TP. Huế triển khai phân loại rác, mình theo dõi trang facebook của HEPCO và biết được cách phân loại rác sao cho đúng để thực hiện theo”, chị Lan chia sẻ. Không chỉ giúp giảm mùi hôi của rác thải trong nhà, việc phân loại CTRSH còn giúp chị tái chế, tái sử dụng được những đồ dùng nhựa cũ thành những chậu cây xinh xắn để trang trí nhà cửa.

Cũng hình thành được thói quen phân loại CTRSH, chị Phạm Thu Hoài, phường Phú Nhuận cho rằng, phân loại rác không khó, quan trọng là từ ý thức của mỗi người. “Từ khi TP. Huế triển khai phân loại rác thải, chúng tôi đã được tổ trưởng tổ dân phố đi tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện phân loại sao cho đúng. Không những vậy, các cô công nhân thu gom cũng thường xuyên nhắc nhở tôi và hàng xóm phân loại và xả thải đúng cách. Dần thành quen, phân loại rác thải giờ đã trở thành thói quen để bảo vệ môi trường của gia đình tôi”, chị Hoài cho biết.

Chương trình “Đổi rác lấy quà” do HEPCO tổ chức cũng là một “chất xúc tác” khiến nhiều người dân thực hiện phân loại CTRSH. Duy trì từ tháng 4/2022 đến nay, chương trình "Đổi rác lấy quà” đã đón hơn 1.000 lượt người tham gia và nhận về hơn 1.200kg rác tái chế.

Theo đại diện của HEPCO, giá trị mà chương trình đem lại không chỉ là những món quà được trao tận tay người tham gia, những loại rác tái chế được thu gom, những nụ cười hạnh phúc vui vẻ của các bạn nhỏ, mà còn sự háo hức chờ đợi của những người vừa biết đến mà chưa tham gia, cũng như sự lan tỏa về ý thức phân loại rác tại nguồn dần len lỏi đến với mọi người dân, mọi độ tuổi. "Thay vì bán chai bao, tôi đem rác đến HEPCO đổi lấy quà, không phải vì giá trị món quà mà tôi muốn dùng hình ảnh về hành động này để lan tỏa ý thức phân loại rác cho bạn bè mình trên facebook", chị Lê Hà Lan, phường Kim Long nói.

Tránh nóng vội

Theo PGS.TS. Trần Anh Tuấn, giảng viên Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, việc TP. Huế triển khai phân loại CTRSH thời gian qua mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho công tác bảo vệ môi trường. Tuy vậy, chương trình phân loại CTRSH nên được triển khai theo từng giai đoạn, tránh nóng vội.

“Trên thực tế, tất cả các chương trình phân loại rác trong thời gian qua ở Việt Nam đều thất bại khi các thành phố yêu cầu người dân phân loại theo cách như Huế đang thực hiện. Có nhiều nguyên do lý giải cho sự thất bại này: do nóng vội nên chưa vạch ra lộ trình cụ thể để giúp người dân làm quen với việc phân loại và Công ty Môi trường đô thị có thêm thời gian để chuẩn bị nguồn lực; thiếu sự đồng bộ giữa phân loại, thu gom và xử lý (người dân thực hiện phân loại nghiêm túc nhưng nguồn lực và phương tiện thu gom không đồng bộ, không kham nổi do khá tốn kém…); việc phân loại được tiến hành đại trà không phân biệt các nhóm đối tượng mà lẽ ra phải thực hiện ở công sở, các địa điểm công cộng trước, sau đó đến trường học, doanh nghiệp rồi mới đến khu vực dân cư...

Một nguyên nhân nữa đáng chú ý là khi các dự án hỗ trợ của JICA (Nhật Bản), của EU,… kết thúc thì các chương trình phân loại rác tại nguồn cũng đi vào ngõ cụt. Sự bế tắc này là do thiếu kinh phí để hỗ trợ công tác thu gom và vận chuyển, trong khi việc quản lý rác thải đã được phân loại phức tạp hơn nhiều lần so với rác chưa được phân loại. Vì vậy, chúng ta cần nhìn vào những thất bại đó để rút ra được kinh nghiệm và triển khai phân loại CTRSH theo từng giai đoạn, để người dân dần hình thành thói quen trong phân loại rác và bảo vệ môi trường”, PGS.TS. Trần Anh Tuấn phân tích.

 ĐĂNG TRÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị tốt để chiến sĩ mới sớm thích nghi
Chuẩn bị tốt để chiến sĩ mới sớm thích nghi

Năm 2023, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh được giao nhiệm vụ tiếp nhận và huấn luyện 260 chiến sĩ mới. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị từ nơi ăn, ở, đến mô hình, học cụ, thao trường bãi tập để sẵn sàng tiếp nhận và huấn luyện chiến sĩ mới đã cơ bản hoàn tất.

Bảo tồn thích nghi
Bảo tồn thích nghi

Bảo tồn thích nghi gần đây được nhắc đến như một hướng bảo tồn di sản.

Tại nguồn, rồi sao nữa…
Tại nguồn, rồi sao nữa…?

Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn chắc chắn là sẽ tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, hạn chế được tình trạng lạm dụng...

Để “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác
Để “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác

Mới đây, Nghị định 45 của Chính phủ quy định các cá nhân, hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) sẽ bị xử phạt sau ngày 25/8. Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyện Môi Trường (TNMT) hiện chưa tiến hành xử phạt mà đang lấy ý kiến các địa phương để hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp thực tế...

Phân loại rác tại nguồn Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2 Để phân loại rác mang tính bền vững
Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2: Để phân loại rác mang tính bền vững

Phân loại CTRSH tại nguồn là hành động nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn trong việc làm giảm lượng rác thải tại các khu điểm trung chuyển, bãi rác, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí xử lý; đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xây dựng Thừa Thiên Huế văn minh, sạch đẹp.