Thứ Tư, 28/01/2015 10:22

Nước thải đô thị và mối lo ô nhiễm

Theo báo cáo hiện trạng môi trường đô thị quốc gia năm 2016 vừa được Bộ Tài nguyên & Môi trường (TNMT) công bố, môi trường nước khu vực đô thị đang chiụ sức ép rất lớn từ các nguồn thải như nước thải sinh hoạt, nước thải y tế và nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Tỷ lệ phần trăm lượng nước thải được xử lý còn khá thấp. Tình trạng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường bên ngoài vẫn diễn ra khá phổ biến ở các đô thị.

Theo số liệu thống kê năm 2015, có 42 trong tổng số 787 đô thị trên cả nước có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, với tổng công suất xử lý đạt 10- 11%.

Những công trình kể trên chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn. Riêng TP. Huế và một số đô thị khác có dự án ODA về thoát nước và xử lý nước thải đang được triển khai thực hiện.

Chính vì chưa có hệ thống hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, nên hiện trạng chất lượng môi trường nước ở một số sông, hồ, kênh, hói trên địa bàn TP. Huế có chiều hướng suy giảm.

Theo số liệu quan trắc chất lượng môi trường nước của Sở TNMT tại một số khu vực các sông Kẻ Vạn, An Cựu, Đông Ba, hồ Tịnh Tâm…, hầu hết đều có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

Điển hình ở hồ Tịnh Tâm đang đối mặt với tình trạng sạt lở một số nơi quanh bờ hồ. Lòng hồ bị cạn hóa do bồi lắng trầm tích, hiện tượng phú dưỡng diễn ra trong thời gian dài, bèo phát triển mạnh bao phủ diện tích mặt hồ, rác thải sinh hoạt làm tắc cống dẫn, thoát nước và nước thải xung quanh đổ vào hồ chưa qua xử lý… gây nên những bãi sình lầy ô nhiễm, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan.

Lượng nước thải y tế phát sinh hằng năm cũng dần tăng lên. Theo thống kê, tổng lượng nước thải y tế phát sinh cần xử lý năm 2015 khoảng 125.000 m3/ngày đêm. Bên cạnh nước thải sinh hoạt và nước thải y tế, nước thải từ công nghiệp, dịch vụ, trung tâm thương mại… cũng tác động đến môi trường nước đô thị.

Theo đánh giá của Bộ TNMT, trong thời gian qua, các quy hoạch phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường và các kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường khu vực đô thị đã được ban hành cả ở cấp quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.

Thách thức lớn nhất là số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng của các đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu, triển khai quy hoạch và xây dựng đô thị xanh trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam thì lại gặp nhiều trở ngại về hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Tuy còn những tồn tại, hạn chế, song cũng phải thừa nhận rằng, vấn đề quản lý môi trường nước nói chung và môi trường nước đô thị nói riêng đã được quy định khá cụ thể từ các luật liên quan và các văn bản dưới luật.

Cùng với đó là hệ thống gồm 7 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, 13 quy chuẩn về nước thải đã được Bộ TNMT ban hành và đang được tiếp tục rà soát, điều chỉnh, ban hành mới những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường nước.

Hoài Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.