Thứ Ba, 15/12/2015 05:15

Ô nhiễm cảng cá Thuận An: Người dân nhiều lần kiến nghị

Tình trạng xả rác, nước thải bừa bãi tại Cảng cá Thuận An (CCTA) làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống một bộ phận dân cư của thôn Tân Lập.

Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi năm

Rác thải ứ đọng ngay đầu cầu cảng

Người dân kiến nghị nhiều lần

Ông Nguyễn Văn Đe ở thôn Tân Lập, sống cạnh cầu Cảng Thuận An  nan giải: “Tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi gây ảnh hưởng đến đời sống người dân diễn ra từ nhiều năm nay. Vào những lúc gió nồm, mùi hôi nồng nặc nên người dân phải đóng kín cửa suốt ngày, khổ nhất là vào lúc đang ăn cơm gặp gió nồm thì không thể nuốt trôi, rất mất vệ sinh”.

“Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, Ban Quản lý (BQL) CCTA nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết. Người dân chủ động xử lý vệ sinh, thu gom rác thải nhưng chỉ một vài ngày sau thì nguồn rác thải lại dày đặc. Riêng mùi hôi thối do nước thải từ các cơ sở kinh doanh hải sản thì người dân không thể xử lý được. Gần đây, nguồn nước ô nhiễm tại CCTA thỉnh thoảng tràn vào một số địa điểm gần khu dân cư gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân”, ông Trần Văn Hòa cùng ở thôn Tân  Lập tiếp lời.

Theo ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, người dân thôn Tân Lập đã nhiều lần phản ánh lên UBND thị trấn về tình trạng ô nhiễm tại CCTA. Chính quyền địa phương phối hợp với BQL CCTA tổ chức nhiều đợt tổng vệ sinh, thu gom, xử lý rác thải nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Tại các bãi tập kết, các cơ sở đông lạnh, chế biến hải sản lâu nay không có bể lắng để xử lý nguồn nước trước khi thải ra môi trường, hầu hết đều xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước biển, khu vực  cầu cảng.

Rác ứ đọng tại cầu cảng

Sẽ xử phạt nặng, thậm chí cấm...

Ông Trần Quang Nhất, Giám đốc BQL CCTA thông tin, CCTA xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2002, phục vụ cập cảng vận chuyển hải sản lên bờ và dịch vụ hậu cần cho hàng trăm tàu thuyền trên địa bàn tỉnh và nhiều tàu của một số tỉnh lân cận. Bình quân mỗi ngày có hàng chục lượt tàu thuyền cập cảng, để lại một lượng rác thải khá lớn, chủ yếu là bao ni lông. Số lượng rác ngày càng lớn, trôi dạt trên biển và tấp vào hai bên cầu cảng.

BQL CCTA huy động lực lượng, tổ chức nhiều đợt tổng vệ sinh nhưng do nhân lực quá ít, trong khi lượng rác rất lớn, tồn đọng ngày càng nhiều nên không thể xử lý triệt để.

Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, BQL CCTA đang siết chặt công tác quản lý, giám sát và xử phạt hành chính đối với các chủ tàu thuyền, các cơ sở kinh doanh xả rác, nước thải bừa bãi. Theo BQL CCTA, mức xử phạt đối với các hành vi xả rác từ 300-500 ngàn đồng hiện nay là quá thấp, không đủ sức răn đe. Sắp đến, BQL sẽ xem xét nâng mức xử phạt hành chính cao hơn, có thể từ 500 ngàn-1 triệu đồng. Riêng đối với các cơ sở đông lạnh, chế biến hải sản xả nước thải trực tiếp ra khu vực cảng, gây ô nhiễm môi trường sẽ xử phạt nặng hơn, thậm chí xem xét cấm hoạt động tại khu vực cảng.

Ông Trương Văn Giang, Trưởng phòng Quản lý-Xây dựng công trình thuộc Sở NN&PTNT cho biết, đội tàu đánh bắt xa bờ toàn tỉnh đến nay trên 400 chiếc, dự tính đến cuối năm 2018 lên 440 chiếc, phần lớn có công suất từ 400 CV đến 830 CV. Hằng năm, lượng tàu thuyền cập cảng trên 10 ngàn lượt, tàu cập cảng bán sản phẩm gồm 6.150 lượt với tổng sản phẩm đi qua cảng trên 34 ngàn tấn, trong đó hải sản gần 20 ngàn tấn. Vì vậy, nguồn rác, nước thải từ các hoạt động nghề cá, dịch vụ hải sản rất lớn.

Trước mắt, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức ngư dân, các chủ tàu thuyền, các chủ cơ sở kinh doanh hải sản chấp hành tốt các quy định bảo vệ môi trường; thường xuyên ra quân thu dọn rác thải, vệ sinh môi trường khu vực cầu cảng. Về lâu dài, các cơ sở kinh doanh hải sản cần đầu tư nâng cấp quy mô, hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo Phòng TN&MT huyện Phú Vang, trong điều kiện cầu cảng xuống cấp, quy mô nhỏ, song số lượng tàu thuyền lại rất lớn, không cách nào khác ngoài tuyên truyền, vận động cần nâng mức xử phạt hành chính và tăng cường xử phạt đối với các chủ tàu thuyền, cơ sở kinh doanh hải sản không chấp hành quy định bảo vệ môi trường. Các chủ cơ sở chế biến, đông lạnh hải sản cần chủ động đầu tư hệ thống cấp thoát nước, bể lắng để xử lý nguồn nước trước khi thải ra môi trường.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trên biển
Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trên biển

Trưa 25/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, Đồn Biên phòng Phong Hải phối hợp với gia đình nạn nhân vừa tìm thấy thi thể ngư dân Nguyễn Văn Siêu trôi dạt vào bờ biển xóm Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền.

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Chìm tàu, một thuyền viên mất tích
Chìm tàu, một thuyền viên mất tích

Sáng 22/2, ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND phường Thuận An (TP. Huế) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển.