Thứ Tư, 23/11/2016 14:02

Hướng tới giảm 5% rác thải nhựa trên toàn tỉnh

Đó là một trong những mục tiêu được đưa ra tại buổi tổng kết dự án "Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển của tỉnh" do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) tổ chức vào sáng 23/5.

Quản lý rác thải trên sông bằng bẫy rácChia sẻ kinh nghiệm quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chia sẻ kinh nghiệm về phân loại rác, tái chế rác thải để giảm ô nhiễm do rác thải nhựa

Khởi động dự án từ đầu năm 2018, CSRD đã tổ chức triển khai tại 6 trường THCS và THPT trên địa bàn TP. Huế và xã Hải Dương (TX. Hương Trà). Dự án đã hướng dẫn cho các em học sinh, giáo viên thực hiện phân loại rác tại trường, tái chế rác thải; cung cấp 477 thùng rác các loại cho 6 trường tham gia; dọn dẹp bãi biển ở xã Hải Dương; giới thiệu, khảo sát vị trí đặt bẫy rác trên sông Hương... Sau 16 tháng triển khai, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh và cộng đồng về những tác động tiêu cực của chất thải nhựa lên môi trường; giảm thiểu chất thải nhựa ở các trường học địa phương, trên sông Hương và ven biển.

Đại diện các trường chia sẻ kinh nghiệm cũng như góp ý những tồn tại, hạn chế để tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình

Nhằm hướng tới mục tiêu giảm 5% rác thải nhựa trên toàn tỉnh, dự án đẩy mạnh vận động giáo viên, học sinh các trường tham gia thu gom và phân loại từng loại rác theo 3 thùng: rác hữu cơ, rác hỗn hợp, giấy và kim loại. Tổng cộng trong khoảng 10 tháng triển khai, 6 trường đã thu gom hơn 1.480kg nhựa kim loại, gần 1.100kg giấy, số tiền bán phế liệu gần 6,4 triệu đồng; hình thành các câu lạc bộ ở một số trường trực tiếp giám sát phân loại rác và thu gom rác tái chế.

Ngoài 6 trường tham gia, dự án đã nhân rộng mô hình phân loại rác ở các trường trên địa bàn TP. Huế và xã Hải Dương. Đến nay đã hỗ trợ thùng rác cho Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP. Huế) và Trường tiểu học Thái Dương, Vĩnh Dương (xã Hải Dương, T.X Hương Trà) với gần 200 thùng rác các loại.

                                                                                      Tin, ảnh: Hoài Thương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân Huế thích nghi với phân loại rác thải
Người dân Huế thích nghi với phân loại rác thải

Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn được triển khai đầu tháng 9, được nhiều người dân ủng hộ vì lợi ích trong việc bảo vệ môi trường. Sau một thời gian thực hiện, người dân Huế đã dần hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn.

Thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng
Thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng

So với trước, lượng rác thải sinh hoạt, trong đó có chất thải rắn (CTR) giờ đây ngày càng gia tăng. Điều đó dễ hiểu, bởi khi đời sống vật chất của người dân được nâng lên, nhu cầu mua đồ dùng mới, thay mới do hư hỏng hay muốn "lên đời" đã xuất hiện những loại rác gia dụng "cồng kềnh", như chăn nệm, bàn ghế...

Tại nguồn, rồi sao nữa…
Tại nguồn, rồi sao nữa…?

Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn chắc chắn là sẽ tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, hạn chế được tình trạng lạm dụng...

Để “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác
Để “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác

Mới đây, Nghị định 45 của Chính phủ quy định các cá nhân, hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) sẽ bị xử phạt sau ngày 25/8. Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyện Môi Trường (TNMT) hiện chưa tiến hành xử phạt mà đang lấy ý kiến các địa phương để hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp thực tế...

Phân loại rác tại nguồn Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2 Để phân loại rác mang tính bền vững
Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2: Để phân loại rác mang tính bền vững

Phân loại CTRSH tại nguồn là hành động nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn trong việc làm giảm lượng rác thải tại các khu điểm trung chuyển, bãi rác, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí xử lý; đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xây dựng Thừa Thiên Huế văn minh, sạch đẹp.