Thứ Bảy, 30/09/2017 13:45

“Cứu cánh” thoát nghèo cho nông dân

Đến nay, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt QĐ 2085) ở A Lưới hơn 18,3 tỷ đồng, với 405 hộ còn dư nợ, doanh số thu nợ gần 1,4 tỷ đồng.

Thoát nghèo từ vốn tín dụng chính sáchThoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụ

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1, xã Hồng Kim) phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình

Thay đổi sinh kế

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới, sau hơn 2 năm thực hiện cho vay theo QĐ 2085, kinh tế của nhiều hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện A Lưới từng bước chuyển dịch tích cực, sinh kế của đồng bào ngày càng đổi thay, cuộc sống từng bước cải thiện.

Được sự hỗ trợ của UBND xã Hồng Kim, gia đình anh Hồ Văn Thân ở thôn A Tia 1 tiếp cận được vốn vay theo QĐ 2085 với số tiền 50 triệu đồng. Anh Thân đầu tư mua bò giống và chăn nuôi gà. Đến nay, gia đình anh có 5 con bò sinh sản; hơn 200 con gà thả đồi, đem lại doanh thu gần 1 trăm triệu đồng mỗi năm. Từ nguồn vốn “xoay vòng” nhiều năm, anh còn đầu tư chuồng trại, ao vườn để thả cá.

“So với việc làm nương rẫy, ổn định chăn nuôi là ước mơ của gia đình tôi”, anh Thân bộc bạch.

Là một trong những hộ đầu tiên được vay vốn theo QĐ 2085, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1) cho biết, năm 2018 gia đình chị được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện A Lưới thông qua Hội LHPN xã Hồng Kim.

Chị Nhép đã mua 3 con bò giống và 4 con dê để phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian chăm bẵm, từ 3 con bò ban đầu, đến nay gia đình chị đã có 6 con, với 7 con dê hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định.

“Từ khi vốn vay hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai, bà con ở Hồng Kim hưởng ứngtích cực. Nếu không có vốn vay ưu đãi, gia đình tôi không thể có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất như hiện nay”, chị Nhép phấn khởi.

Theo UBND xã Hồng Kim, ngoài gia đình chị Hồ Thị Nhép, địa phương này còn có hàng chục hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ nguồn vốn vay theo QĐ 2085 đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ngăn chặn tín dụng đen

Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, qua hơn 2 năm triển khai cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2085, chương trình tín dụng góp phần giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện A Lưới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo hiệu quả.

Ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới cho rằng, ngoài việc đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư làm ăn, điều quan trọng là đã từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần ngăn chặn tín dụng đen vốn đang khá phổ biến ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với nguồn vốn ưu đãi, sử dụng hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện A Lưới từ 24,99% (năm 2017) xuống còn 18,5% (cuối năm 2019).

Đây là “bước đệm” cho các địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Từ năm 2018 đến nay, thông qua chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2058 đã giúp cho 407 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới vay vốn với số tiền hơn 19,7 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh, phát triển các mô hình kinh tế…

Bài, ảnh: Hà Nguyên - Kim Quang

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Quảng Điền làm giàu
Nông dân Quảng Điền làm giàu

Phong trào sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi tạo động lực cho nhiều hộ nông dân nghèo ở Quảng Điền vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng.

Song hành cùng nông dân
Song hành cùng nông dân

Bằng nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, các cấp Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã song hành cùng hội viên nông dân trong phát triển kinh tế, qua đó tập hợp được nhiều nông dân vào tổ chức hội.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.