Thứ Bảy, 03/02/2018 10:00

Bảy tháng, kim ngạch xuất khẩu khu vực trong nước tăng 13,5%

Bảy tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, với khu vực kinh tế trong nước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%.

Xuất siêu 7 tháng vẫn tăng “khủng”, bất chấp Covid-19Xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt gần 240 triệu USDBất chấp dịch Covid-19, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tăng 5,7%Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quản lý chặt chẽ cửa khẩu từ phía Bắc đến phía Nam

Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Tổng cục Thống kê cho biết, dịch COVID-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng về xuất khẩu.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước tháng 7/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2020 tăng nhẹ 0,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm: EU đạt 19,5 tỷ USD, giảm 5,9%; ASEAN đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,4%; Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, giảm 5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, giảm 0,4%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước tháng 7/2020 ước đạt 22 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 5,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, tăng 6,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2020 ước tính giảm 2,9%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 10,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 61,86 tỷ USD, tăng 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,47 tỷ USD, giảm 6,2%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 7 tháng, Trung Quốc là thị trường hàng hóa xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam, với kim ngạch ước tính đạt 41,6 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, giảm 9,2%; ASEAN đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,3%; Nhật Bản đạt 11,2 tỷ USD, tăng 5,1%; Hoa Kỳ đạt 8,3 tỷ USD, tăng 2,5%; EU đạt 8,3 tỷ USD, tăng 6%.

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 6/2020 cả nước xuất siêu đạt 1,9 tỷ USD; 6 tháng xuất siêu 5,5 tỷ USD; tháng 7/2020 ước tính xuất siêu 1 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước thặng dư 6,5 tỷ USD; trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu rau quả
Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Năm 2022, rau quả là một trong bảy mặt hàng của ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Dự báo, năm 2023, rau quả tiếp tục có nhiều lợi thế xuất khẩu với kỳ vọng kim ngạch sẽ vượt con số 3,34 tỷ USD năm 2022 để cán mốc 4 tỷ USD.