Thứ Năm, 28/11/2019 15:00

Rộng cửa đón nhà đầu tư

Hơn 2 năm qua, các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) chuyển từ trực tiếp qua trực tuyến. Mới đây, các hoạt động XTĐT, quảng bá điểm đến trực tiếp được tổ chức trở lại với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư (NĐT) lớn đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Xúc tiến đầu tư trực tuyến, hạn chế đứt gãy thu hút đầu tưDoanh nghiệp Nhật Bản khảo sát tuyến điểm du lịch ở HuếKết nối “đầu ra” trên môi trường online

Những cơ hội hợp tác mới sau các hội nghị xúc tiến (Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (phải) trao thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam)

Đón đầu

Sau khi các hoạt động được mở cửa trở lại, cùng với đó, các chính sách về miễn thị thực được triển khai… nhiều hoạt động XTĐT, nhiều cuộc gặp gỡ tìm kiếm đối tác đầu tư cũng bắt đầu được “hâm nóng” trở lại. Sau ngày mở cửa, Tập đoàn Itochu và Tập đoàn Yoshida Kaiun (Nhật Bản) đã chính thức có chuyến khảo sát tại Thừa Thiên Huế. Địa điểm được nhắm đến là Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với thế mạnh về cảng nước sâu, Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây.

Được biết đến là tập đoàn lớn, có uy tín, thời gian gắn bó đầu tư tại Việt Nam khá lâu cùng với thế mạnh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất, nhập khẩu, thương mại, chuyến khảo sát này được xem là cơ hội lớn cho Thừa Thiên Huế nếu các tập đoàn này quyết định đầu tư vào dự án (DA) cảng nước sâu, trung tâm logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Không chỉ dừng ở những cuộc gặp, cuộc khảo sát, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được tập trung đẩy mạnh. Ngay sau khi mở cửa, tỉnh đã tổ chức làm việc với các tập đoàn lớn; ký kết biên bản thảo luận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam về thực hiện DA “Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc”. Mới đây, hội nghị “Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh với mục tiêu xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh” thu hút hơn 180 NĐT quốc tế; hoạt động XTĐT Hàn Quốc cũng đã được tổ chức. Trong khuôn khổ hội nghị này, những thế mạnh trong các lĩnh vực: Du lịch, nông nghiệp - môi trường và điện & năng lượng, những cơ hội đầu tư, những nét đặc sắc riêng có của Huế được quảng bá, giới thiệu đến những NĐT trong và ngoài nước.

Cũng từ trong những hội nghị, những chuyến khảo sát này, cái bắt tay giữa các NĐT với chính quyền địa phương càng chặt hơn, mở ra cơ hội đón NĐT về Huế.

Trong 4 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp phép mới cho 10 DA, với tổng vốn đầu tư đạt 1.439 tỷ đồng. Trong đó, địa bàn khu kinh tế, công nghiệp cấp mới 5 DA với vốn đầu tư đăng ký 1.242 tỷ đồng (có 1 dự án FDI với vốn đăng ký 575 tỷ đồng); ngoài địa bàn khu kinh tế, công nghiệp cấp mới 5 DA với vốn đầu tư đăng ký 198 tỷ đồng. Ngoài ra, 9 DA cũng đã được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn NĐT với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 8.400 tỷ đồng. Những con số trên phần nào đã chứng minh những nỗ lực không ngừng của chính quyền trong thời gian qua.

Lắng nghe nhà đầu tư

Theo ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thừa Thiên Huế còn rất nhiều tiềm năng về hợp tác đầu tư, phát triển, có nhiều lợi thế so sánh, đặc biệt là vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao, tính liên kết vùng chặt chẽ. Cùng với đó, chính quyền luôn cam kết đồng hành cùng với các doanh nghiệp (DN), NĐT trong triển khai DA tại địa phương.

Việc thành lập 4 tổ công tác do Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA là bước đi quan trọng.

Hiện, các tổ công tác đang tiến hành rà soát, đánh giá tiến độ triển khai và tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 187 DA. Trong đó, hỗ trợ hoàn thành thủ tục để tiến hành khởi công 30 DA đã được chấp thuận NĐT; hỗ trợ lựa chọn NĐT cho 19 DA đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho 29 DA đã phù hợp quy hoạch; hỗ trợ 109 DA đang lập thủ tục quy hoạch, chưa thực hiện các thủ tục khác.

Ngoài ra, các tổ công tác liên ngành và bộ phận giúp việc cũng đổi mới hoạt động để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư của NĐT như xây dựng kênh thông tin trên website xúc tiến và hỗ trợ đầu tư để tiếp thu và xử lý các vướng mắc của các NĐT; tổ chức tiếp xúc DN theo chuyên đề để nắm bắt khó khăn của DN…

Những nỗ lực này đã và đang được ghi nhận khi các chỉ số về cải cách hành chính không ngừng được nâng cao. Và mới đây, Thừa Thiên Huế là đơn vị dẫn đầu toàn quốc chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh) năm 2021 và thứ 8 toàn quốc trong bảng xếp hạng PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2021.

Ông Sơn chia sẻ, Thừa Thiên Huế luôn nỗ lực và cam kết hỗ trợ các NĐT, DN về thủ tục hành chính nhanh gọn, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch; áp dụng các chính sách ưu đãi theo hướng cao nhất của khung pháp luật cho phép và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của tỉnh dành cho các NĐT.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Sau một năm sáp nhập và chuyển đổi hoạt động, cơ sở Chân Mây trở thành đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Cùng với việc tổ chức lại đội ngũ, đơn vị nỗ lực thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân thuộc 4 xã khu II huyện này.

“Xanh hóa” hoạt động đầu tư
“Xanh hóa” hoạt động đầu tư

Tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế. Và để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc định hình tăng trưởng xanh bắt đầu từ hoạt động xúc tiến đầu tư là mũi nhọn.