Thứ Tư, 12/10/2016 09:46

Số doanh nghiệp giải thể tăng cao nhất trong 10 năm

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong quý I/2019 là 14.761, cao hơn 20,8% so với năm trước và cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừaĐào tạo CEO du lịch thế hệ mới: Giải quyết bài toán “thừa lượng, thiếu chất”400 doanh nghiệp được tập huấn về hóa đơn điện tửDoanh nghiệp Nhà nước cần được giải thoát khỏi các gánh nặng

Theo báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể, cao nhất trong mười năm trở lại đây.

Số doanh nghiệp giải thể tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, tính chung 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tình hình doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh gây nên nhiều quan ngại.

Quý 1/2019 chứng kiến 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước và cao nhất trong mười năm trở lại đây. 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong quý I/2019 là 4.116 doanh nghiệp, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 42,4%), tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 10,2%), giảm 2,8%; xây dựng (chiếm 9,7%), tăng 23,4%...

Theo đánh giá của TS. Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, kinh tế Việt Nam đan xen giữa mảng tối và mảng sáng, số doanh nghiệp thành lập cũng nhiều mà số doanh nghiệp giải thể cũng lớn.

Trong quý I vừa qua việc rà soát lại con số thống kê những doanh nghiệp giải thể khiến con số này tăng đột biến, nhưng thực tế không lớn như thế bởi lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chờ giải thể vốn đã nhiều rồi, TS. Thế Anh cho hay.

Kết quả khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp trong quý I.

Có 33,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 1 tốt hơn so với quý 4 năm trước và 40,5% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Đồng thời, 54,6% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh doanh quý 2 tốt hơn quý 1, trong khi chỉ có 10,6% là dự báo khó khăn hơn.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

Tuyển sinh Đại học 2022 Thí sinh xác nhận nhập học tăng cao
Tuyển sinh Đại học 2022: Thí sinh xác nhận nhập học tăng cao

Theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), tính đến sát thời điểm đóng cổng tuyển sinh trực tuyến (ngày 30/9), đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học. Các năm trước con số tối đa là 63%. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng.