Thứ Năm, 09/06/2016 06:55

ADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậu

Mục tiêu sau cùng của sáng kiến là giúp các quốc gia DMCs đạt được các hiểu biết quan trọng về những gì được đưa ra trong điều khoản 6 của thỏa thuận Paris.

ADB phê duyệt các khoản đầu tư công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2023Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vững37 quốc gia nhóm họp về xây dựng năng lực thiết kế và thực hiện dự ánADB: Hợp tác khu vực giúp châu Á giải quyết thách thức xuyên biên giới

Biến đổi khí hậu là một thách thức cần sự hành động ở cấp toàn cầu. Ảnh: ADB

Vừa qua, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ra mắt một sáng kiến trị giá 4 triệu USD nhằm giúp các nước thành viên đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (DMCs) chống lại biến đổi khí hậu thông qua một điều khoản quan trọng của thỏa thuận Paris.

Được tài trợ bởi ADB, chính phủ Đức cũng như Cơ quan năng lượng Thụy Điển, sáng kiến này sẽ cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ chính sách phát triển để giúp các nước DMCs đạt được nội dung của điều khoản 6 thuộc thỏa thuận Paris. Trong đó, các nước tự nguyện cam kết sẽ giảm lượng khí thải carbon của mình.

Mục tiêu sau cùng của sáng kiến là giúp các quốc gia DMCs đạt được các hiểu biết quan trọng về những gì được đưa ra trong điều khoản 6 của thỏa thuận, rút ra bài học từ các hoạt động thí điểm và tăng cường sự chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường Carbon kể từ năm 2020 trở đi, đồng thời góp phần vào các đàm phán quốc tế trong thời gian tới.

Dự kiến thỏa thuận Paris sẽ được ký kết vào 1/1/2020 với mục tiêu giới hạn tối đa khả năng gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2oC.

Tổng Giám đốc cơ quan phát triển bền vững và biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Woochong Um nhấn mạnh: “Sáng kiến này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai thỏa thuận Paris. Chúng tôi rất vui mừng vì sáng kiến đã được đưa ra vào đúng thời điểm quan trọng”.

Cũng theo vị Tổng Giám đốc, biến đổi khí hậu là một thử thách cần phải có hoạt động đối phó ở cấp độ toàn cầu và ADB tin tưởng sáng kiến này sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thực tế quan trọng, cũng như sự đổi mới và những kiến thức cần thiết để các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng mục tiêu phát thải đã đề ra trước đó.

Sáng kiến được coi là một trong những bước tiến mới của ADB trong việc đáp ứng cam kết giải quyết biến đổi khí hậu – một phần cốt lõi của chiến lược dài hạn là chiến lược 2030. Chiến lược này cam kết ADB sẽ tăng cường hành động giải quyết tác động của biến đổi khí hậu, cũng như các nguy cơ về khí hậu, thiên tai và suy thoái môi trường như 1 trong 7 ưu tiên hoạt động chính của mình.

Trong khuôn khổ chiến lược 2030, ADB sẽ mở rộng tầm nhìn hướng tới một châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.