Thứ Năm, 14/04/2016 07:01

Ăn uống linh hoạt để ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh, giảm tiêu thụ thịt và làm quen với thói quen ăn uống linh hoạt với nhiều rau, củ, quả có thể sẽ hỗ trợ giải quyết một số vấn đề lớn của toàn cầu như giảm thiểu chất thải nhà kính.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ASEAN dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậuLHQ: Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế ngày càng nghiêm trọngBiến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Thái Bình DươngG7 nỗ lực cải thiện bất bình đẳng giới do biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm tiêu thụ thịt đỏ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để hướng đến tương lai bền vững vào năm 2050. Điều này yêu cầu chất thải thực phẩm cần phải giảm đi một nửa và tăng cường hơn nữa hoạt động canh tác.

Một chế độ ăn uống linh hoạt có nghĩa trung bình người dân toàn cầu cần ăn ít hơn 75% số lượng thịt bò, 90% thịt lợn và một nửa số trứng, cùng lúc tăng gấp 3 lần số lượng đậu tiêu thụ và gấp 4 lần các loại hạt. Điều này sẽ làm giảm một nửa lượng phát thải từ chăn nuôi. Ngoài ra, tăng cường quản lý phân bón cũng sẽ hỗ trợ quá trình này diễn ra nhanh hơn. Một khi thế giới chuyển qua triển khai chế độ ăn uống linh hoạt này, phát thải nhà kính từ nông nghiệp sẽ giảm nhiều hơn một nửa.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hệ thống thực phẩm có tác động rất lớn đến môi trường như: trở thành nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và ô nhiễm do sử dụng quá nhiều Nito và Photpho.

Giáo sư Johan Rockstrom thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức khẳng định: “Phủ xanh ngành thực phẩm hoặc ăn cả hành tinh: Đây là những gì có trong thực đơn của hôm nay”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.