Thứ Sáu, 11/03/2016 06:15

“Cảm ơn dòng Hương”

“Cảm ơn dòng Hương” được những người yêu Huế lập ra để kêu gọi một chiến dịch bảo vệ dòng sông di sản, nói không với rác và hành động xả rác.

Nhặt rác nói lời cảm ơn dòng HươngNhặt rác "Cảm ơn dòng Hương"

Trong số những người vớt rác bảo vệ dòng Hương có nhiều người hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Lo cho dòng sông

“Sông Hương cho tôi dòng nước mát, để hàng ngày tôi bơi ra tắm. Tôi hạnh phúc và thấy mang ơn nguồn nước trong sạch chảy qua giữa lòng thành phố Huế thơ mộng”, ông Trương Đình Ngộ, một Việt kiều Thụy Sĩ sau hơn 40 năm bôn ba xứ người đã quay trở về bên dòng Hương Giang và chia sẻ.

Ông Trương Đình Ngộ so sánh, so với Thụy Sĩ dù hệ thống sông ngòi không dày đặc, phong phú như Việt Nam nhưng cũng sạch sẽ mà theo ông “ai cũng có thể tắm” nhưng sông Hương ngoài trong xanh còn có vẻ đẹp ít nơi có được. Dòng sông mềm mại, uốn lượn chảy qua đền đài lăng tẩm, về trung tâm TP. Huế trước khi xuôi theo ngã ba Sình và đổ ra cửa biển. Trong mắt ông, sông Hương là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng.

Tuy vậy, những năm gần đây khi thả mình dưới dòng nước mát ấy người đàn ông đã bước qua cái tuổi 60 ấy chứng kiến cảnh người dân xả rác thải rồi vàng mã xuống sông, rác nổi lềnh bềnh, hoặc đặc quạnh từng lớp dưới đáy sông khiến ông cảm thấy ám ảnh, xót xa “và cảm giác như mình có lỗi với dòng Hương di sản”.

Từ đó, ông suy nghĩ phải tìm cách “tạ lỗi”. Chiều chiều, đi dọc bờ sông gặp ai xả rác, thuyền bè thả vàng mã xuống sông Hương ông cũng khuyên can mặc cho nhận lại sự thách thức. Không phản ứng, ông cứ thế nhặt rác. Những hình ảnh ấy được ông chia sẻ lên mạng xã hội và rồi nhận được sự đồng cảm của nhiều người từ cư dân địa phương cho đến lữ khách yêu Huế, những em bé cho đến những hướng dẫn viên du lịch... “Tôi biết, mình không đơn độc. Có rất nhiều người còn nặng lòng với Huế, với sông Hương lắm”, ông Ngộ hào hứng. Đó cũng là thời điểm mà mọi người cùng xắn tay lên kế hoạch nhặt rác hàng tháng, kêu gọi xã hội bảo vệ nguồn nước, môi trường trước nguy cơ ô nhiễm và xa hơn bảo vệ dòng sông cho thế hệ mai sau.

Những ngày rong ruổi dọc theo hai bên bờ sông Hương, đoạn chảy giữa lòng TP. Huế, mới thấy tình cảm của họ. Mỗi thớ rác dày cụm nằm sâu dưới nước hay những vỏ nhựa nổi lềnh bềnh trên mặt sông được vớt lên. Không than thở, oán trách, cứ thế họ mỉm cười vớt, nhặt rác trước sự ngỡ ngàng của nhiều người qua lại.

“Mẹ hiền” sông Hương

Vớt ở trên bờ, mép sông vẫn cảm thấy không ăn thua. Nhóm “Cảm ơn dòng Hương” tự nghiên cứu những vật dụng vớt rác chuyên dụng trên mạng rồi bỏ tiền túi ra để thuê người thiết kế. Những cái vợt bằng lưới chắc chắn, hay những cây cào rác tiện dụng... đã ra đời và cũng từ đó nhóm bắt đầu thuê thuyền để bơi ra giữa sông Hương để thực hiện “sứ mệnh” vớt rác hàng tháng.

Nhắc đến câu chuyện này không thể không nhắc đến Hương Lan, cô gái Huế tuổi ngoài 30 và được mệnh danh “người kể chuyện về Huế”. Nhìn vẻ ngoài thanh nhã, dịu dàng nhưng cô luôn đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ dòng sông Hương mà mình yêu đến tận cùng. “Với mình, Huế là thiên đường, còn sông Hương là "người mẹ hiền" thơm mát. Mình may mắn khi được uống nước sông Hương”, Hương Lan thổ lộ. Sau mỗi giờ làm việc, Hương Lan lại cùng ông Ngộ và nhiều người yêu Huế khác vạch ra kế hoạch chi tiết để bảo vệ “người mẹ hiền”. Không ngần ngại, thông qua những mối quan hệ hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cô kêu gọi và nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ nhiều người lẫn doanh nghiệp.

“Khi mình nói về việc làm của “Cảm ơn dòng Hương” nhiều người ủng hộ và bảo sẽ chung tay”, Hương Lan kể. Thế là, từ những đứa trẻ hay những bạn sinh viên, người lớn tuổi cùng góp sức; doanh nghiệp, khách sạn, dịch vụ lữ hành... hỗ trợ thêm một phần kinh phí, nước uống và vật dụng để nhặt rác trên sông Hương. Không chỉ vậy, ý tưởng này cũng nhận được sự đồng tình từ chính quyền tỉnh cũng như TP. Huế và một số sở ngành... với ước nguyện gìn giữ sông Hương luôn đẹp, nên thơ.

Trong số những người mà chúng tôi gặp ở những buổi nhặt rác trên sông Hương có người con xứ Huế sinh sống ở tận TP. Hồ Chí Minh, hay vận động viên chèo thuyền ở tận Hà Nội vì duyên nợ mà bắt vội chuyến xe để kịp nhặt rác.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (32 tuổi) - người Huế đã nhiều năm mưu sinh ở TP. Hồ Chí Minh là một trong những số đó. Chị kể, khi thấy dòng trạng thái kêu gọi làm sạch sông Hương từ facebook của Hương Lan chị tức tốc liên lạc và đăng ký tham gia. “Sông Hương là dòng sông kỉ niệm với tôi từ những câu thơ, bài bút ký bất tuyệt cho đến đời sống thật với những ngày rong ruổi, thơ thẩn cùng bè bạn sau buổi tan trường”, chị Quỳnh xúc động và cảm thấy hành động của mình như cách “trả ơn” và kêu gọi mọi người gìn giữ tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch:

Cùng kêu gọi nhiều đơn vị, cá nhân tham gia

Chứng kiến được việc làm của nhóm “Cảm ơn dòng Hương”, Sở Du lịch hoàn toàn ủng hộ. Sở cũng đã kêu gọi các đơn vị, cá nhân hoạt động trong vực du lịch cùng với nhóm tham gia các buổi tình nguyện làm sạch sông Hương vào một số ngày cuối tuần, cũng như đóng góp kinh phí hỗ trợ các phương tiện, đồ dùng nhặt rác... để duy trì hoạt động này.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo và yêu cầu bí thư, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP. Huế và thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh thực hiện một cách quyết liệt và hiệu quả kế hoạch thực hiện Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng – xanh – sạch, không rác thải.

Hiện sở đang vận động một doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp một số thùng rác thông minh để bố trí đặt trên thuyền du lịch, một số điểm tham quan di tích gần sông Hương nhằm đóng góp tích cực thêm cho cuộc vận động này.

 Bài, ảnh: PHAN THÀNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế đã từng giàu có đến thế nào
Huế đã từng giàu có đến thế nào...

Cho dù những gì “còn lại” phần lớn chỉ là số liệu, nhưng đó là những số liệu có khả năng xoa dịu lòng tự ái của những công dân xứ Huế hay những người yêu Huế…

Chèo thuyền sup nhặt rác quanh cồn Hến
Chèo thuyền sup nhặt rác quanh cồn Hến

Rất nhiều bạn trẻ có trải nghiệm thú vị khi vừa chèo thuyền sup trên sông Hương vừa cùng nhau nhặt rác quanh khu vực cồn Hến (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) trong ngày 5/7.

Vớt rác, bèo khơi thông cầu cống
Vớt rác, bèo khơi thông cầu cống

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu cống… rất lớn, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, nhiều chân cầu đọng lại nhiều bèo rác, vừa ảnh hưởng đến công trình vừa làm nước lũ thoát chậm hơn. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu cống, vệ sinh ao hồ.

Người nặng lòng với dòng Hương
Người nặng lòng với dòng Hương

Yêu sông Hương và ví dòng sông thơ mộng như người “mẹ” hiền thiên nhiên vĩ đại. Dòng sông ấy chảy qua phía trước ngôi nhà nơi hai vợ chồng ông trước khi xuôi dòng về giữa lòng thành phố thơ mộng. Vì thế, một cọng rác dù vô tình hay cố ý bị ai đó thả xuống dòng sông Hương lòng ông lại xót xa.

Ngày hè, tắm mát giữa dòng Hương
Ngày hè, tắm mát giữa dòng Hương

Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiều người dân Huế tìm ra sông Hương đoạn ở công viên đối diện ngã ba đường Kim Long – Nguyễn Hoàng – Nguyễn Phúc Nguyên (TP. Huế) để được hòa mình dưới dòng nước mát. Sông Hương đoạn này màu nước xanh, không cỏ rác, và thường xuyên được những người “yêu sông Hương” làm sạch.