Thứ Bảy, 16/02/2019 09:27

Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19

Sắp tới ngày tựu trường và khai giảng năm học mới, nhiều địa phương rất lo lắng trong việc chuẩn bị năm học mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Các trường sẵn sàng dạy học trực tuyến khi vào năm học mớiTrên 6.000 học sinh nộp hồ sơ trực tuyến vào lớp 10Dạy học trực tuyến: “Cái khó ló cái khôn”Sẽ triển khai giảng dạy trực tuyến sau tết để phòng dịch COVID-19

Ảnh minh họa 

Việc lựa chọn hình thức dạy học sao cho vừa đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình dạy học đã đề ra là một lựa chọn hết sức khó khăn. Đối với những địa phương đang áp dụng các biện pháp giản cách xã hội thì việc chọn hình thức dạy học trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Đối với các địa phương khác, nếu tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát thì có thể lựa chọn nhiều hình thức dạy học đa dạng hơn như có thể dạy học trực tuyến, trực tiếp hoặc cả hai, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Việc dạy học trực tuyến (học online ở nhà qua zoom) có mặt tích cực và hạn chế nhất định của nó, nhưng hạn chế chiếm phần nhiều. Bởi vì, việc học trực tuyến không phải gia đình học sinh nào cũng có điều kiện để trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị truyền dẫn, kết nối mạng,…; đồng thời, việc học trực tuyến có thể làm cho các em mất tập trung, giáo viên khó quản lý; việc giám sát chất lượng học trực tuyến không được đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc học trực tuyến phải có phụ huynh hướng dẫn, nếu phụ huynh bận công việc thì khó có thể kiểm soát việc học của các em. Khi học trực tuyến các em thường không chú tâm vào việc học, làm việc riêng, ngáp ngủ hoặc chơi điện tử,…Do đó, việc dạy học trực tuyến không phát huy hiệu quả và không thể thay thế cho việc dạy học trực tiếp.

Học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế không thể là giải pháp lâu dài trong giáo dục, nhất là giáo dục học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này, các em phải có môi trường giáo dục tập trung, phải tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn cùng lớp; các em cần học những kỹ năng về tổ chức, đồng đội, ý thức kỷ luật và trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập,…Đây là những nội dung giáo dục cần thiết mà hình thức dạy học trực tuyến không thể mang lại.

Trong năm học mới, các địa phương nên cân nhắc trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương được kiểm soát thì cần mạnh dạn quyết định tổ chức dạy trực tiếp kèm theo các biện pháp phòng, chống dịch hết sức nghiêm ngặt như rửa tay sát khuẩn, ngồi giãn cách, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn;…

Đối với các em học sinh phải áp dụng các biện pháp cách ly y tế thì phải tổ chức dạy học trực tuyến, nếu các em không có máy móc, trang thiết bị để học trực tuyến thì nhà trường phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời để tạo điều kiện cho các em theo kịp với chương trình giáo dục của nhà trường nếu không may bị cách ly y tế.

Vì vậy, tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần phải linh hoạt, chủ động trong việc áp dụng hình thức dạy học phù hợp nhưng không vì cầu toàn mà lúc nào cũng áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt thì các địa phương nên ưu tiên áp dụng hình thức dạy học trực tiếp thay vì áp dụng hình thức trực tuyến để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.