Thứ Bảy, 20/08/2016 14:54

Châu Á - Thái Bình Dương chưa sẵn sàng với trí tuệ nhân tạo

Trong khi phần lớn những cá nhân đại diện cho các công ty được khảo sát đều tán thành việc AI đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty duy trì sức cạnh tranh, chỉ có 41% các công ty trong khu vực đã đưa vào áp dụng công nghệ.

Trí tuệ nhân tạo không bao giờ thay thế được con ngườiMỹ công bố sắc lệnh ưu tiên và thúc đẩy trí tuệ nhân tạoNhật Bản ra mắt dịch vụ chẩn đoán sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạoRobot 'công chức' giúp dân làm giấy tờTrí tuệ nhân tạo năm 2019: Nhiều kỳ vọng

Ảnh minh họa: CNBC

Báo cáo được thực hiện bởi Microsoft tập đoàn dữ liệu quốc tế International Data Corporation chỉ ra rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ thúc đẩy đổi mới trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng ½ trong tổng số các công ty đang hoạt động có sử dụng công nghệ này.

Cụ thể, trong khi phần lớn những cá nhân đại diện cho các công ty được khảo sát đều tán thành việc AI đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty duy trì sức cạnh tranh, chỉ có 41% các công ty trong khu vực đã đưa vào áp dụng công nghệ.

Một trong những trở ngại chính, ngăn cản các công ty sẵn sàng nắm lấy thời cơ tận dụng AI là do thiếu hụt kỹ năng, Tờ CNBC dẫn lời nhận định của Ralph Haupter – Chủ tịch Microsoft châu Á cho hay.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, bản báo cáo cũng cho biết thêm, giữa lúc phần lớn các công ty đều nhận thức rõ và cho rằng họ luôn sẵn sàng đầu tư và tổ chức đào tạo lao động, rất nhiều doanh nghiệp, công ty khác lại có quá ít thời gian và thiếu hiểu biết trong việc nên bắt đầu từ đâu. Thậm chí, một số người tham gia khảo sát cho rằng không có bất kỳ chương trình đào tạo nào phù hợp với hệ thống làm việc của doanh nghiệp.

Trong một bài phỏng vấn được thực hiện trước đây, công ty tư vấn McKinsey cho rằng tự động hóa sẽ giảm nhu cầu về các kỹ năng làm việc thủ công, thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng công nghệ cao, cũng như chuỗi các kỹ năng về nhận thức, bao gồm tư duy phê phán, sáng tạo và xử lý thông tin phức tạp. Tuy nhiên những nhận thức về việc AI sẽ là mối đe dọa đến cơ hội việc làm truyền thống đang tác động mạnh và làm thay đổi sự tò mò, mối quan tâm của nhiều người về công nghệ này.

Sau khi tiến hành khảo sát lãnh đạo và lao động của các doanh nghiệp trong 15 nước tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Microsoft và IDC nhận định châu Á – Thái Bình Dương chưa sẵn sàng đối với trí tuệ nhân tạo. Do đó, Victor Lim, Phó chủ tịch IDC, phụ trách hoạt động tư vấn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh các doanh nghiệp cần phải liên tục đầu tư vào công nghệ, bất chấp lợi nhuận có thể không đến ngay lập tức.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.