Chủ Nhật, 19/04/2009 15:52

Chế độ ưu đãi, miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên là người có công với cách mạng và con của họ

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Luật giáo dục quy định Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.

Người có công với cách mạng (NCCVCM) và thân nhân của NCCVCM theo Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2007 là một trong những đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010. Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với NCCVCM và con của họ quy định học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi bao gồm:

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B.

Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Về học phí: Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi sẽ được miễn học phí toàn bộ khi học tại các trường công lập, các cơ sở đào tạo công lập.
 
Nếu theo học tại các trường dân lập, tư thục từ mầm non, phổ thông được hỗ trợ học phí theo mức học phí của các trường công lập cùng cấp do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quyết định; tại các cơ sở đào tạo (CSĐT) dân lập, tư thục thuộc hệ trung cấp, dạy nghề, cao đẳng đại học được hỗ trợ từ 150.000 đồng/tháng đến 250.000 đồng/tháng.
 
Chế độ trợ cấp: Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi còn được trợ cấp một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học tập theo các mức 200.000 đồng/tháng cho học sinh trường mầm non; 250.000 đồng/tháng cho học sinh phổ thông và 300.000 đồng/tháng cho học sinh, sinh viên đang học tại các CSĐT: Trung cấp, dạy nghề, cao đẳng, đại học. Ngoài ra, học sinh, sinh viên đang học tại các CSĐT còn được trợ cập hàng tháng từ 180.000 đồng đến 355.000 đồng tùy thuộc vào đối tượng được ưu đãi. Sau khi ra tốt nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng trợ cấp hàng tháng đang hưởng.
 
Cần lưu ý là không áp dụng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học. Đồng thời, cũng không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi trong các trường hợp: Đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc đã hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo ở một CSĐT, nay tiếp tục học thêm ở một CSĐT khác cùng cấp và trình độ đào tạo hay đang học nước ngoài.
 
Ths.Ls. Nguyễn Văn Phước
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.