Thứ Năm, 01/02/2018 19:47

Choáng ngợp không gian cổ vật giữa lòng Huế

Không chỉ có tên tuổi trong giới sưu tầm với những bộ triều phục triều Nguyễn, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng còn nổi tiếng khi sở hữu số lượng lên đến hàng ngàn cổ vật các loại. Ngay tại không gian tư gia ở số 10 Nguyễn Sinh Cung (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) – những ai có dịp bước vào đây sẽ không khỏi choáng ngợp với những món đồ xưa cổ.

Từ Quốc Tử Giám đến Bảo tàng Giáo dục khoa cửBảo tàng Lịch sử về địa điểm mới

Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (áo trắng) giới thiệu bộ sưu tập đồ sứ của mình đến với khách

“Tất cả những món đồ này được mình sưu tầm ròng rã trong suốt gần 30 năm qua, từ khi còn là một chàng trai trẻ 18 tuổi. Và cho đến bây giờ, niềm đam mê ấy vẫn theo suốt, gắn bó với mình” – nhà sưu tập vừa bước qua tuổi 47, Nguyễn Hữu Hoàng nói về hành trình đến với niềm đam mê sưu tầm cổ vật của chính mình.

Từng vào Nam, ra Bắc, đi khắp mọi miền của đất nước, nghe đâu có cổ vật độc đáo, thú vị anh Hoàng lại tìm đến, vừa để tìm hiểu, vừa để nghiên cứu và nếu “đủ duyên” cũng sẽ sở hữu.

Với tính cách phóng khoáng, vui vẻ, dễ gần, anh được nhiều người quý mến, chính vì vậy nên nhiều khi vô tình “vớ” được những món hàng cổ, độc và hiếm ít ai có được. “Không phải cứ có tiền muốn mua gì cũng được. Bên cạnh thời gian theo đuổi còn phải có duyên” – nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng chia sẻ và cho biết, có rất nhiều món đồ anh phải mất rất nhiều năm, đi lại nhiều lần ở những vùng núi hẻo sâu mới sưu tầm được.

Trong không gian trưng bày của mình, hiện nay có hàng ngàn món đồ có thể kể đến như đồ sứ, đồ gốm, đồ gỗ… có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Đây cũng là địa chỉ mà người sưu tầm, đam mê cổ vật và du khách lui tới thường xuyên để chia sẻ, trò chuyện với gia chủ.

Ngoài ra, thời gian gần đây, anh cũng sưu tầm rất nhiều tác phẩm hội họa của họa sĩ Huế cũng như mỹ thuật cả nước. Rất nhiều món đồ có giá trị của anh Hoàng được trưng bày, triển lãm đến công chúng cả nước. Có nhiều món cũng được anh tặng cho bảo tàng…

Cùng ngắm không gian trưng bày cổ vật của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Một bộ sưu tập hộp gốm chu đậu rất đẹp mặt được anh Hoàng sưu tầm từ nhiều năm về trước

Trong số những bộ sưu tập của anh Hoàng, có rất nhiều ấm chén xuất xứ từ Trung Hoa với các họa tiết vô cùng độc đáo

Bên cạnh cổ vật, tranh là một trong những mối quan tâm được anh Hoàng tìm hiểu, sưu tầm thời gian gần đây

Nói đến bộ sưu tập của anh Hoàng không thể không kể đến đồ gốm được trục vớt từ dưới lòng sông Hương

Không gian trưng bày của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng ở số 10 Nguyễn Sinh Cung với hàng ngàn hiện vật vô cùng ấn tượng

Không chỉ là không gian trưng bày, nơi đây còn là điểm dừng chân, trao đổi chia sẻ của nhiều người yêu cổ vật khắp nơi

Nhiều bức tượng Phật được anh Hoàng cất công sưu tầm  được và đưa về trưng bày

Nổi bật trong không gian trưng bày của anh Nguyễn Hữu Hoàng đó là các món đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn

Bên cạnh các món đồ gốm sứ, các món đồ gỗ được chạm khảm xà cừ rất tinh xảo

Rất nhiều món đồ có giá trị của anh Hoàng được trưng bày, triển lãm đến công chúng cả nước. 

Clip bên trong không gian trưng bày cổ vật của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng

NHẬT MINH (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan
Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan

Ăn dầm ở dề liên tục mấy tháng trời ở vùng biên giới, thậm chí qua tận nước bạn Lào hay hẹn giao dịch ở ranh giới hai địa phương Huế - Quảng Trị ngay thời gian cao điểm của dịch COVID-19… Hành trình sưu tập những chiếc áo của vua quan triều Nguyễn của anh Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có theo chân nhà sưu tập này mới thấm hết những gian nan, vất vả xen lẫn những câu chuyện dở khóc dở cười, đâu đó còn là cơ duyên.

Tiền đề quý giá
Tiền đề quý giá

Một “tiền đề”, một cơ chế để trưng tập, hồi hương những di sản bị lưu lạc của đất nước là hết sức cần thiết.

Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo về nước sớm nhất
Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về nước sớm nhất

Ngày 1/11, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin cho biết: Sau những nỗ lực đàm phán với Hãng Millon, 7 giờ 30 phút ngàỵ 31/10/2022 (giờ Paris), đại diện phía Việt Nam và Hãng đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Tiếp đó, đến 10 giờ 10 phút ngày 31/10/2022, Hãng Millon đã có thông cáo chính thực việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022 của Hãng. Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.