Thứ Tư, 13/06/2018 06:55

Cùng nông dân làm giàu

Từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (NDSXKDG) đã xuất hiện nhiều gương điển hình nông dân với những mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững.

Tiếp sức cho sáng tạo và làm giàu“Siêu giàu” từ chăn nuôi

Trồng rừng theo chứng FSC mang lại thu nhập cao cho nông dân

Dám nghĩ, dám làm

Nhìn “cơ ngơi” trang trại (TT) của ông Lê Văn Dũng (Thủy Phù, Hương Thủy), không ai nghĩ rằng, chừng 5 năm trước, “bí bức” đường sinh kế, ông đành bỏ nghề thợ nề để đi làm… trang trại. Tích lũy được ít vốn “lận lưng”, ông Dũng vay mượn, quyết định mua miếng đất ở Khe Lời (thôn 8A, xã Thủy Phù) để ươm những cây, con đầu tiên.

Ông Dũng kể, về với vùng đất mới, muôn vàn khó khăn, nhờ được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, Phòng Kinh tế TX. Hương Thủy hỗ trợ một số gà giống đẻ, đưa vào chăn nuôi từ tháng 2/2014 cho đến nay, tận dụng lợi thế đất đai sẵn có, gia đình vận dụng xây dựng thêm một mô hình lò ấp trứng gà với 4.000 trứng trên một lò ấp, số gà con nở ra được xuất bán tại địa bàn xã và một số địa phương lân cận.

Gia đình đầu tư mở rộng thêm mô hình TT với 2 lò ấp số lượng 12.000 trứng, cơ sở lò ấp hiện đang phát triển tốt, phục vụ nhu cầu con giống trên địa bàn các huyện và trong tỉnh. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội TX. Hương Thủy, ông Dũng được vay vốn chương trình giải quyết việc làm với số tiền 50 triệu đồng đầu tư xây dựng thêm lò ấp trứng, TT nuôi gà thịt, gà đẻ trên diện tích ở Khe Lời.

Đến nay, tổng số gà bố mẹ tại TT khoảng 3.000 con, gà thịt 10.000 con, lò ấp với số lượng trứng nở ra con từ 10.000 - 12.000 con/lò ấp. Tổng thu nhập hàng năm trên 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí còn lại lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng/năm.

Năm 2015, ông Hồ Đa Thê (Lộc Hòa, Phú Lộc) đứng ra cùng với các lâm hộ thành lập Chi hội Chứng chỉ rừng Hoà Lộc, ban đầu gồm 25 thành viên với tổng diện tích 189 ha rừng. Quá trình tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, có cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thu mua sản phẩm gỗ rừng FSC, nắm bắt giá cả thị trường về sản phẩm gỗ vân với nhu cầu rất lớn, ông Thê xây dựng mô hình chuyển đổi từ rừng trồng gỗ dăm sang rừng trồng gỗ lớn, đồng thời tổ chức thành lập tổ khai thác chuyên nghiệp. Từ đây, giấc mơ từ những cánh rừng gỗ lớn đã “mở” ra với nhiều lâm hộ.

Ông Thê cho biết, thực tế trồng rừng của người dân hiện nay có mật độ từ 2.000-3.000 cây/ha, vì mục đích bán gỗ dăm, sau 5 năm thu hoạch chỉ bán được 80 triệu/ha. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về gỗ vân có FSC rất lớn, giá cao so với gỗ dăm, giá lại ổn định. Giá trị rừng trồng gỗ lớn FSC lên đến 250-300 triệu đồng/ha, có lô lên đến 380 triệu đồng/ha. So với rừng trồng gỗ nhỏ 5 năm khai thác, lợi nhuận chỉ được khoảng 80-90 triệu đồng/ha. Rừng gỗ lớn có FSC chỉ dài hơn 2 năm, nhưng lợi nhuận lại cao hơn từ 150-200 triệu đồng/ha.

Xưởng chế biến gỗ của ông Hồ Đa Thê

Nông dân là chủ thể

Ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh đánh giá, những năm qua, hội viên HND toàn tỉnh tiếp tục thực hiện phong trào NDSXKDG. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh bình chọn được khoảng 36.000 hộ NDSXKDG các cấp từ Trung ương đến cấp xã, đạt hơn 60% hộ đăng ký. Từ phong trào, nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư làm giàu bằng chính sức lao động, xuất hiện nhiều gương NDSXKDG với thu nhập từ 1-2 tỷ đồng/năm, nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, thu hút hàng chục lao động.

Các hộ NDSXKDG đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 35.190 lao động; giúp cây con giống, vật tư, tiền vốn và chia sẽ kinh nghiệm sản xuất cho hơn 42.460 lượt hộ nông dân. Các mô hình SXKD ngày càng có nhiều chuỗi sản phẩm nông sản giá trị cao được hình thành và nhân rộng, tạo sự lan tỏa mạnh ở địa bàn nông thôn.

Các cấp HND vận động cán bộ, hội viên HND tích cực tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn; đóng góp hơn 75 tỷ đồng, 180.000 ngày công, làm mới và sửa chữa 3.000 km đường giao thông nông thôn, vận động hộiviên tự nguyện hiến gần 850.000 m2 đất để xây dựng đường thôn, nhà văn hóa thôn, tường rào.

Tại hội nghị NDSXKDG mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá, các cấp ngành luôn đồng hành cùng nông dân bằng nhiều hình thức và các giải pháp thiết thực để hướng dẫn chuyển giao KHKT, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay qua các ngân hàng, quỹ hỗ trợ nông dân, cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất hữu cơ, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm...

Theo HND tỉnh, 5 năm qua, phong trào thu hút đông đảo nông dân trong tỉnh hưởng ứng tham gia, có 297.677 lượt hộ đăng ký thi đua NDSXKDG, chiếm 60,44% tổng số hộ nông dân trong tỉnh; bình chọn được hơn 179.924 lượt hộ NDSXKDG các cấp. Trong đó, có 140.715 lượt hộ đạt tiêu chí cấp cơ sở chiếm 78,2%; có 35.336 lượt hộ đạt tiêu chí cấp huyện chiếm 19,6 %; có 3.509 lượt hộ đạt tiêu chí cấp tỉnh, chiếm 2% và có 364 lượt hộ đạt tiêu chí cấp Trung ương, chiếm 0,2 %.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Quảng Điền làm giàu
Nông dân Quảng Điền làm giàu

Phong trào sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi tạo động lực cho nhiều hộ nông dân nghèo ở Quảng Điền vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Song hành cùng nông dân
Song hành cùng nông dân

Bằng nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, các cấp Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã song hành cùng hội viên nông dân trong phát triển kinh tế, qua đó tập hợp được nhiều nông dân vào tổ chức hội.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.