Chủ Nhật, 28/06/2020 14:43

Hạn chế tỷ lệ hồ sơ tồn đọng

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, tỷ lệ người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tăng đột biến nên khối lượng công việc cũng tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Để giải quyết các thủ tục của người dân, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ hồ sơ tồn đọng.

Chiến lược y tế đón đầu cho HuếXây dựng nhiều kịch bản ứng phóKhai thác tiềm năng, phát huy lợi thếHoàn thiện hạ tầng du lịch biển

Người dân thực hiện các thủ tục đất đai tại Trung tâm Hành chính công TP. Huế

Theo báo cáo, 11 tháng đầu năm 2022, tổng số giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất đã cấp là 831 giấy, trong đó có 642 GCN được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thuộc các dự án Thượng Thành, Eo Bầu tại phường Hương Sơ; 189 GCN thuộc các trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân. Theo đó, có 526 hồ sơ cấp GCN lần đầu không hợp lệ của 36 phường, xã; số hồ sơ còn tồn đọng hơn 130 hồ sơ.

Trong đó, số lượng hồ sơ cấp GCN ở các phường, xã sáp nhập còn thấp; đa số các hồ sơ đều chuyển trả không hợp lệ chủ yếu do nội dung, chất lượng xác nhận hồ sơ đăng ký cấp GCN của UBND các phường, xã mới sáp nhập còn nhiều thiếu sót, xác nhận nhưng không kèm theo chứng cứ chứng minh thời điểm sử dụng đất ổn định..., dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài, gây bức xúc cho người dân.

Nguyên nhân là do một số phường, xã mới sáp nhập khi xác nhận hồ sơ cấp GCN lần đầu, cấp đổi GCN do diện tích thay đổi và các thủ tục đất đai khác cho hộ gia đình chưa được đầy đủ rõ ràng, chưa cung cấp được chứng cứ chứng minh thời điểm bắt đầu sử dụng vào mục đích đất ở như nội dung đã xác nhận tại đơn đăng ký cấp GCN; không đảm bảo tính đầy đủ thống nhất chính xác theo Điều 70 và Điều 21 Nghị định 43 của Chính phủ; không cung cấp được chứng cứ xác nhận sử dụng ổn định liên tục từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm đăng ký cấp GCN theo Điều 21 Nghị định 43 và Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Ngoài ra, một số phường, xã chưa hướng dẫn cho chủ sử dụng đất kê khai đầy đủ các thông tin về thửa đất đang đăng ký cấp GCN; chưa kê khai nguồn gốc thời điểm sử dụng đất và thời điểm xây dựng nhà, thời điểm tạo lập tài sản, nội dung kê khai nhiều tẩy xoá và không thống nhất về nội dung kê khai về nguồn gốc của chủ sử dụng đất và nội dung xác nhận nguồn gốc của UBND các phường, xã...

Một khó khăn nữa đó là do đặc thù của 13 phường, xã mới sáp nhập đa số người dân là người lao động tự do, người dân chưa ý thức trong việc chấp hành pháp luật về đất đai; chưa thực hiện đăng ký đất đai; không nộp thuế sử dụng đất hàng năm và các nghĩa vụ khác của người sử dụng đất... Đồng thời, các loại hồ sơ địa chính và tài liệu lưu trữ không đầy đủ; các loại sổ sách địa chính không được cập nhật thường xuyên, các bản đồ trước đây được vẽ bằng tay nên gặp khó khăn trong việc tiến hành đo vẽ...

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Nguyễn Việt Bằng, để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trên, thời gian tới TP. Huế tiếp tục chỉ đạo UBND các phường, xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân biết rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; các lợi ích và những quyền lợi của người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; sẽ được Nhà nước bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo các phường, xã mới sáp nhập rà soát, thống kê các trường hợp chưa được cấp GCN để hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN để tăng tỷ lệ cấp GCN trên toàn địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố rà soát những bất cập, vướng mắc trong quá trình giải quyết các hồ sơ cấp GCN để từ đó thống nhất cách giải quyết; có hướng dẫn cụ thể cho UBND phường, xã thực hiện nhằm đảm bảo đồng bộ trên địa bàn, hạn chế tình trạng hồ sơ bị chuyển trả nhiều lần.

Bài, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10 cả 3 tiêu chí
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.

Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023
Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023

Tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một trong những nhiệm vụ được ngành văn hóa, thể thao nêu bật tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 11/1.