Thứ Hai, 16/12/2019 06:30

Hoàn thiện hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Là đô thị trung tâm, đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế đã và đang tập trung nguồn lực triển khai các dự án (DA) quy mô lớn nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch.

Hoàn thiện hạ tầng du lịch biểnHoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022Tận dụng tiềm năng, hoàn thiện hạ tầngPhát huy hiệu quả vốn đầu tư công

Không gian cồn Dã Viên sẽ có thêm nhà vệ sinh, bãi đỗ xe và các hạng mục đáp ứng nhu cầu của người dân, du khách khi đến vui chơi và tham quan du lịch

Người dân mong chờ

Đường Dương Văn An (phường Xuân Phú), đoạn từ nút giao đường Hà Huy Tập đến điểm cuối tại nút giao đường Hoàng Lanh là một trong những DA nằm trong quy hoạch di dời giải phóng mặt bằng (GPMB) để mở rộng đường hơn 20 năm nay. Do chưa bố trí được nguồn vốn nên vẫn chưa triển khai theo quy hoạch, gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục hộ dân nằm trên tuyến đường vì phải sống trong cảnh “quy hoạch treo” và chờ đợi.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc - đường Dương Văn An, DA mở rộng đường Dương Văn An đến nay đã hơn 20 năm nhưng vẫn chưa được triển khai. Hiện, đời sống và sinh hoạt của các hộ dân trong diện quy hoạch rất khó khăn, nhà xuống cấp, mùa hè nóng nực, mùa đông ẩm ướt nước ngập triền miên, bão đến phải đi sơ tán vì lo sập đổ nhưng không thể tu sửa, nâng cấp được nên rất mong chờ thành phố triển khai DA.

Sau thời gian dài triển khai khảo sát và lập kế hoạch, cuối tháng 5/2022, UBND TP. Huế trình HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư DA đường Dương Văn An nối dài đến khu đô thị An Vân Dương nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, góp phần chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Sau khi HĐND TP. Huế phê duyệt DA, hiện các ban ngành hoàn tất các thủ tục triển khai công tác GPMB, đền bù về đất đai, tài sản trong phạm vi thực hiện DA. Trong đó, đầu tư tuyến đường giao thông theo quy hoạch dài khoảng 860m, điểm đầu tại nút giao đường Bà Triệu, điểm cuối tại nút giao đường Hoàng Lanh; xây dựng lắp đặt vỉa hè, bó vỉa, rãnh vỉa, ram dốc và trồng cây xanh; hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, PCCC...) đảm bảo quy định và yêu cầu sử dụng. Đồng thời, xây dựng mới 1 cầu qua kênh Phát Lát với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 293 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2022 - 2024.

Cùng với các DA hoàn thiện hạ tầng giao thông, năm 2022 TP. Huế triển khai xây dựng DA chỉnh trang khu vực cồn Dã Viên, hạng mục cải tạo nhà vệ sinh và lối đi bộ xuống cầu Dã Viên nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan cho khu vực, đảm bảo đồng bộ với khu vực xung quanh. Trong đó, lắp dựng nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu sử dụng của người dân và du khách; xây dựng bãi đỗ xe; làm lối đi xuống từ vọng lâu cầu Dã Viên xuống công viên cồn Dã Viên bằng kết cấu thép, nền lát gỗ lim và ốp tay vịn lan can bằng gỗ lim với tổng mức đầu tư gần 2,8 tỷ đồng.

Điều chỉnh 9 dự án đầu tư công

Với mục tiêu kích cầu du lịch để thu hút khách, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch đêm nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng có, TP. Huế đang hình thành đường đi bộ kết hợp với các khu vực thương mại sẵn có và việc khai thác dịch vụ thương mại của người dân để hình thành khu phố sầm uất về đêm, bổ sung thiết chế dịch vụ vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách.

Để mở rộng không gian và cảnh quan cho khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, HĐND TP. Huế vừa phê duyệt chủ trương đầu tư DA chỉnh trang tuyến đường Hai Bà Trưng với chiều dài toàn tuyến 850m, bao gồm 3 khu vực với tổng mức đầu tư hơn 97 tỷ đồng.

Trong đó, khu A (từ đường Phan Đình Phùng tới đường Nguyễn Huệ) chỉnh trang vỉa hè, thảm nhựa mặt đường, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ ngầm hệ thống điện hạ thế...; khu B (từ đường Nguyễn Huệ đến đường Ngô Quyền) sẽ chỉnh trang lát đá toàn bộ phần vỉa hè và mặt đường, cải tạo, hạ ngầm hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm mới hệ thống điện chiếu sáng và trang trí...; khu C (từ đường Ngô Quyền đến đường Hà Nội) sẽ chỉnh trang vỉa hè, thảm nhựa mặt đường, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm mới hệ thống điện chiếu sáng đường và vỉa hè...

Trong 2 năm 2022 - 2023, TP. Huế triển khai DA trồng mới cây xanh và trang trí đường Hai Bà Trưng nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, tạo không gian và cảnh quan cho khu vực, kết hợp khai thác không gian văn hóa, lễ hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ lợi ích cộng đồng.

Cùng với các DA quan trọng nói trên, HĐND TP. Huế thống nhất điều chỉnh 9 DA thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách TP. Huế quản lý với số vốn hơn 39,6 tỷ đồng; bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách thành phố quản lý 11 DA với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.336 tỷ đồng. Đồng thời, phê duyệt chủ trương đầu tư các DA đầu tư xây dựng trên các lĩnh vực giao thông, đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp như DA đường Nguyễn Lộ Trạch nối dài, điều chỉnh chủ trương đầu tư 4 DA như chỉnh trang các điểm xanh khu vực hộ Thành Hào, chỉnh trang công viên 3 tháng 2 giai đoạn 2…

Theo UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định, các nghị quyết được phê duyệt lần này sẽ kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Việc kịp thời bổ sung, điều chỉnh các DA trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của TP. Huế cũng như phê duyệt chủ trương đầu tư các DA xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng, cơ sở vật chất trường học, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Huế trong nhiệm kỳ mới 2021 - 2026.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương
Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương

Hội Phản ứng nhanh (PUN) 75 Huế đã có những tháng ngày xông pha chống dịch đầy hiểm nguy, song rất đáng tự hào. Bước sang tuổi thứ hai, những con người luôn mang tinh thần xung kích tình nguyện ấy vẫn sẵn sàng “đáp lời” khi cộng đồng cần…

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.