Thứ Ba, 20/09/2016 08:32

Hơn 2 tỷ người trên thế giới không thể tiếp cận với nước sạch

Trong báo cáo phát triển nước thế giới hằng năm công bố vào ngày 19/3, Liên Hiệp quốc nhấn mạnh hiện có khoảng 2,1 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước uống sạch sẵn có. Thậm chí, hơn 4,3 tỷ người không có điều kiện sử dụng hệ thống vệ sinh an toàn.

Gần 1/2 trường học trên thế giới thiếu nước sạch, nhà vệ sinhNam Á sẽ thiếu nước sạch thường xuyên đến năm 2050WHO: Gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm bẩn

Thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Dw

Thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Dw

Trước tình trạng này, một tương lai với nguồn nước khan hiếm ngày càng gia tăng là điều có thể dự đoán được, kéo theo rất nhiều tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, vào năm 2050, 45% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 40% sản lượng ngũ cốc trên thế giới sẽ bị đe dọa do thiếu nước và tác động của môi trường.

Ông Rick Connor - trưởng nhóm tác giả biên soạn báo cáo chỉ ra rằng, điểm bất công nằm ở chỗ người nghèo buộc phải chi trả nhiều hơn người giàu có để sử dụng nước sạch. Điều này bắt nguồn từ việc tại những nơi thiếu nước sạch, người dân phải mua nước từ các kiot nhỏ, xe tải bán nước... với giá rất cao.

Xét về các tiểu vùng, châu Phi là nơi gặp nhiều khó khăn nhất. Đáng chú ý, chỉ khoảng 24% dân số ở châu Phi Cận Sahara được sử dụng nước uống sạch.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse & Dw)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.