Thứ Tư, 25/05/2016 09:14

Kỷ niệm ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11)

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (VAWG) là một trong những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến, dai dẳng và nguy hiểm vẫn còn tồn tại trên thế giới.

Tân Chủ tịch Interpol cam kết đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo an ninh toàn cầuLHQ kêu gọi thêm nỗ lực hòa nhập trẻ di cư vào trường họcAlibaba thu về gần 10 tỷ USD trong giờ đầu tiên của Ngày Độc thân 2018

Ảnh minh họa: Woman

Do ảnh hưởng từ nhiều lý do như tâm lý xấu hổ, sợ sệt..., hiện vẫn chưa có nhiều sự phản hồi, báo cáo về vấn nạn này.

Nhìn chung, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được thể hiện trên nhiều dạng, nhiều hình thức bao gồm: bạo lực đối với người thân (lạm dụng tâm lý, bạo lực gia đình...); bạo lực và quấy rồi tình dục (hãm hiếp, lạm dụng tình dục đối với trẻ em, quấy rối trên đường phố, theo dõi, rình rập, quấy rối trên mạng); buôn bán người (nô lệ, nô lệ tình dục), tảo hôn cùng nhiều hành vi tàn nhẫn khác.

Để làm rõ thêm về vấn đề này, tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ban hành năm 1993 xác định hành động bạo lực đối với phụ nữ là “tất cả những hành vi bạo lực có thể dẫn đến nhiều hậu quả, tổn thương về thể chất, tinh thần, gây ra tâm lý đau khổ cho phụ nữ, trong đó bao gồm cả những hành vi đe dọa, cưỡng chế, cướp quyền tự do xảy ra ngay tại nơi công cộng hoặc khu vực riêng tư”.

Những hậu quả của VAWG ảnh hưởng rất lớn đến một phần đời của phụ nữ và trẻ em gái. Trong thời buổi hiện nay, bạo lực đối với phụ nữ tiếp tục được xem là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến tiến trình đạt được mục tiêu bình đẳng, phát triển, hòa bình cũng như ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em khi tiếp cận với nhân quyền của chính mình. Trong tất cả các mục tiêu trong chuỗi các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), mục tiêu không bỏ lại ai phía sau sẽ không thể hoàn thành nếu tình trạng bạo lực vẫn còn tiếp tục.

Nhận thấy tầm quan trọng phải xóa bỏ vấn nạn này, vào năm 2009, chiến dịch Unite nhằm chất dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái chính thức được khởi động. Trước đó, ngày 25/11 được chỉ định là ngày thế giới về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Vào năm 2018, chủ đề của ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là “Orange the world: #Hearmetoo”. Đối với ngày kỷ niệm này, tất cả mọi cá nhân trên thế giới được kêu gọi nhằm chung tay hưởng ứng thông điệp chống lại bạo lực phụ nữ bằng nhiều hành động như thắp đèn, trang trí hoặc mặc trang phục màu cam.

Đan Lê (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

UNICEF 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023

Một loạt các cuộc khủng hoảng có mối liên hệ với nhau được dự báo sẽ tác động lớn đến trẻ em vào năm 2023. Một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố đã nêu chi tiết những xu hướng sẽ định hình cuộc sống của các em trong những tháng tới.

Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống
Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống

Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong đầu năm 2023 với nạn nhân là trẻ em cho thấy, trẻ em trong thời đại hiện nay đang quá thiếu về kỹ năng sống.