Thứ Hai, 04/05/2020 14:54

Liên kết vùng để tạo động lực tăng trưởng

Là một trong những kiến nghị của các chuyên gia khi tham gia diễn đàn “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế: Những động lực tăng trưởng mới” do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức ngày 4/11.

Nói chuyện về Kinh tế tuần hoànTrở lực khi doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoànXanh hóa doanh nghiệp

Ông Dennis Quennet, Cố vấn trưởng Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh chia sẻ tại diễn đàn

Liên kết vùng trong phát triển kinh tế

Diễn đàn tập trung thảo luận những ý tưởng cải cách, các mô hình kinh tế mới nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, đại diện các sở ban ngành, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chia sẻ nhiều vấn đề xung quanh việc cơ cấu lại nền kinh tế để phục hồi nhanh và tạo động lực tăng trưởng mới; định hướng cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Đồng thời chia sẻ những điểm cần chú ý khi thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế tại các địa phương, chú trọng chỉ tiêu tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy sự chủ động, sáng tạo, tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu...

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta thời gian qua. Bởi liên kết vùng sẽ giúp chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số. Tuy nhiên, liên kết vùng phải đảm bảo được hình thức hợp tác, phối hợp thường xuyên các hoạt động giữa các chủ thể trong vùng nhằm đạt được mục tiêu chung, mang lại lợi ích chung cho toàn vùng. Trong đó có lợi ích của các bên tham gia mà không một chủ thể riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được một cách hiệu quả và bền vững.

Ông Dương cũng đề xuất những cơ chế cụ thể để tăng cường khả năng liên kết vùng, kết nối giữa các doanh nghiệp trong vùng tạo nên mỗi liên kết bền vững, từ đó tạo động lực trong tăng trưởng.

Và kinh tế tuần hoàn

Cùng với liên kết vùng, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn (KTTH) cũng là một đề xuất của Viện nhằm thúc đẩy, phục hồi kinh tế nhanh và bền vững tại Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, phát triển KTTH phải dựa trên cách tiếp cận mở, hướng nhiều hơn đến tạo dựng không gian trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế. Bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả tri thức nhân loại, các thành tựu của CMCN 4.0 và chuyển đổi số, các nguồn lực cần thiết từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, phát triển KTTH cần bảo đảm khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, không cầu toàn, có kế thừa những thực tiễn tốt; mạnh dạn thử nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể.

Khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn

Chia sẻ kinh nghiệm khôi phục và phát triển kinh tế tại Thừa Thiên Huế, ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, quá trình xây dựng và phát triển, tỉnh vẫn đối diện với các hạn chế nội tại như quy mô của nền kinh tế khá nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực đầu tư… Do đó, để sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế cân nhắc lựa chọn phát triển KTTH giúp giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng và số lượng phế thải tạo ra, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên, giảm thiểu các tác động ô nhiễm đến môi trường so với phát triển kinh tế tuyến tính truyền thống.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện lộ trình xây dựng nền KTTH vẫn gặp hạn chế từ việc thiếu thông tin dữ liệu, việc huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân; đồng thời đòi hỏi địa phương phải xác định được tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển phù hợp. Trên cơ sở xác định những khó khăn trong quá trình triển khai, tỉnh đã tập trung phát triển trên một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, lấy chuyển đổi số làm nền tảng; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch xanh; phát triển kinh tế biển và đầm phá; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh bền vững, ông Sơn chia sẻ.

Ngoài ra, trong khuôn khổ diễn đàn, các chuyên gia cũng đã trao đổi về tiến độ thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thể chế liên kết vùng và các nhiệm vụ cụ thể hóa định hướng phát triển KTTH ở Việt Nam, các kinh nghiệm và chính sách mới của Cộng hòa Liên bang Đức. Các đại biểu cũng đề nghị có những đối thoại, nghiên cứu chính sách sâu rộng hơn ở cấp độ vùng, địa phương để tăng năng lực tham gia, thực hiện các sáng kiến, dự án về liên kết vùng, phát triển KTTH.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.