Thứ Tư, 25/05/2016 14:57

Mật độ xương giảm ở các nạn nhân động đất-sóng thần Nhật Bản

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, những người có nhà đã bị hư hại hoặc bị phá hủy trong thảm họa động đất và sóng thần xảy ra năm 2011 có mật độ xương suy giảm mạnh.

Indonesia: Palu đối mặt với khủng hoảng y tế sau động đất, sóng thầnHội nghị IMF-WB thảo luận về những rủi ro đe dọa kinh tế thế giớiLHQ: Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế ngày càng nghiêm trọngIMF quyên góp ủng hộ các nạn nhân động đất, sóng thần tại Indonesia

 

Hậu quả một vụ động đất ở Nhật Bản. Ảnh: Daily Express.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường đại học Tohoku, đã tiến hành kiểm tra điều kiện sức khỏe của hơn 7.600 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên kinh hoàng đó.

Những thay đổi trong cấu trúc mật độ xương đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong một số năm vừa qua.

Cụ thể, ở Nhật, những người mà nhà cửa không bị hư hại, mật độ xương của họ suy giảm trung bình 0,44%. Trong khi đó, những cư dân có nhà bị hư hại, mật độ xương giảm 0,73%. Còn những người có nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng phần lớn, mật độ xương giảm tới 0,92%.

Con người bắt đầu bị suy giảm mật độ xương ở độ tuổi 40. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Sự thiếu hụt canxi và các loại vitamin, cùng với việc ít tập thể dục có thể dẫn đến sự suy giảm mật độ xương.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, những thay đổi trong lối sống của người dân nằm sau những khác biệt về tỷ lệ suy giảm mật độ xương.

Những người đã buộc phải rời khỏi nhà của họ và đến ở tại các trung tâm sơ tán, hoặc nhà tạm thời, có xu hướng không thường xuyên ra ngoài. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc ít tham gia các hoạt động xã hội cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác đối với sức khỏe, chẳng hạn cao huyết áp và chứng xơ cứng động mạch.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.