Thứ Sáu, 26/06/2020 08:55

Ngành Thuế mạnh tay việc “ghi hóa đơn thấp hơn giá thực bán”

Trước ý kiến của dư luận cho rằng, có tình trạng đại lý bán xe máy đã không ghi giá trị thực bán trên hóa đơn với số tiền chênh lệch từ 7 - 10 triệu đồng/chiếc, Tổng cục Thuế vừa chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hóa đơn, nhằm kiểm soát, tránh tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá bản thực tế.

Ngành thuế hoàn thành sớm dự toán thu ngân sáchThu ngân sách ngành Thuế năm 2022 bằng 124% dự toánTổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế đạt hơn 46% dự toán

Chuyên gia tài chính cho rằng, xe máy 2 giá gây thất thoát thuế lớn. Ảnh: TTXVN

Thời gian qua, hoạt động kinh doanh ô tô, xe máy diễn ra tình trạng một số đại lý, tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng cao hơn giá đề xuất tại thông báo của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chính hãng hoặc giá niêm yết nhưng xuất hóa đơn cho khách hàng ghi giá bán thấp hơn thực tế giao dịch, có dấu hiệu trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN).

Theo chia sẻ của một admin của một diễn đàn lớn, anh D.Q.B kể về việc từng đi mua xe máy Honda Vxxx với giá niêm yết 35 triệu đồng nhưng tại đại lý lại bán với giá 45 triệu đồng. Không chỉ vậy, các mẫu Honda xx, SH xxx cũng bị kênh giá lên từ 15 - 25 triệu đồng, SHxxi chênh tới 40 triệu đồng. “Như vậy, không chỉ bản thân khách hàng chịu thiệt mà ngay Nhà nước cũng bị thất thu thuế khi lệ phí trước bạ vẫn được tính 2 - 5% giá trị xe do hãng đề xuất thay vì áp theo giá bán thực tế; thuế giá trị gia tăng (GTGT) cũng tương tự. Số tiền chênh lệch do các đại lý tự đặt ra coi như không hề chịu một khoản thuế, phí nào”, anh D.Q.B bày tỏ quan điểm.

"Việc khai giá bán thấp hơn giá thực tế bán ra cho người dân là hành vi trốn thuế và gây thất thu cho Nhà nước. Nếu đại lý bán một chiếc xe máy giá 45 triệu đồng nhưng chỉ khai vào hóa đơn 35 triệu đồng thì thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác phải nộp đều thấp đi", PGS TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên Học viện Tài chính) cho biết.

Trước tình hình này, Tổng cục Thuế đề nghị cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 2006/TCT-TTKT ngày 14/6 về việc tăng cường rà soát, kiểm tra hóa đơn; đồng thời thực hiện rà soát, đánh giá phân loại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hoạt động đại lý, kinh doanh ô tô, xe máy trên địa bàn quản lý có dấu hiệu rủi ro về việc không xuất hóa đơn, ghi giá hóa đơn thấp hơn giá thực tế giao dịch để xem xét bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất.

Các đơn vị phải tăng cường giám sát, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị (phòng, đội) quản lý người nộp thuế có hoạt động kinh doanh ô tô, xe máy, định kỳ tiến hành rà soát hệ thống quản lý hóa đơn điện tử, thu thập thông tin và đánh giá dữ liệu đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, từ đó thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý giá (UBND các cấp, Sở Tài chính, cơ quan Quản lý thị trường...) để xử lý đối với các hành vi vi phạm theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất tham mưu UBND đồng cấp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tăng cường công tác quản lý; trao đổi thông tin với các ngân hàng thương mại để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng đối với tài khoản của tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ trong hoạt động mua bán ô tô, xe máy.

Tổng cục Thuế chỉ đạo các cục thuế, chi cục thuế cần bố trí, thông báo công khai các hòm thư, địa chỉ thư điện tử, các kênh tiếp nhận thông tin trên nền tảng khác nhau để mở rộng phương thức thu thập thông tin, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân cung cấp kịp thời thông tin về những đại lý, cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn khi bán hàng, lập hóa đơn ghi giá thấp hơn giá giao dịch thực tế để trốn thuế. Trường hợp phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm, các cục thuế chủ động phối hợp, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị điều tra, khởi tố, theo dõi xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người tiêu dùng về việc yêu cầu các cơ sở kinh doanh, đại lý bán hàng xuất hóa đơn theo đúng giao dịch thực tế; chủ động có những biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về chính sách thuế, đảm bảo người dân và doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành. Đồng thời cảnh báo người nộp thuế có hành vi gian lận sẽ bị cơ quan thuế xử lý nghiêm, từ đó nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần giảm tình trạng gian lận, trốn thuế.

Ông Giang Văn Hiển - Phó Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Nếu cơ quan thuế phát hiện hành vi kê khai giá thấp hơn giá bán, thì đây là hành vi trốn thuế và cơ quan thuế sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. "Tuy nhiên, cơ quan thuế đang vướng mắc do chưa có chức năng điều tra nên thông thường, cơ quan thuế tính thuế dựa trên hóa đơn kê khai của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Trên cơ sở dữ liệu cơ quan thuế, các hóa đơn được kê khai đầy đủ và được tính thuế theo đúng quy định của pháp luật", ông Giang Văn Hiển cho biết.

Đề cập về nguồn thu NSNN, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết: Mặc dù trong bối cảnh rất khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế, sự tích cực, chủ động của toàn ngành, tổng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 1.460.100 tỷ đồng, bằng 124,3% dự toán pháp lệnh (vượt 285.200 tỷ đồng), tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.387.200 tỷ đồng, bằng 121% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ.

Có 17/19 khu vực, khoản thu, sắc thuế hoàn thành vượt mức dự toán, đặc biệt 3 khoản thu lớn từ khu vực sản xuất, kinh doanh như: Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đạt 115,7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 108,1%; khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 116,3%…Đáng chú ý, có 63/64 đơn vị thu đều hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán, trong đó có nhiều địa phương đạt khá so với dự toán và tăng cao so với cùng kỳ năm 2022, như: 2 thành phố lớn là Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và TP Hà Nội đã cán mốc thu trên 300 nghìn tỷ đồng. Thu từ khối doanh nghiệp lớn do Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ cán đích trên 245 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2023, ngành Thuế tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác hành thu, chống chuyển giá, trốn thuế, cùng với đó, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu, giúp doanh nghiệp có điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; đa dạng hoá phương thức tuyên truyền và nâng cao nhận thức pháp luật về thuế cho người nộp thuế và doah nghiệp, đặc biệt, cần tiếp tục chăm lo bồi dưỡng nhân lực, thu hút nhân tài.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Sáng 15/2, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Phú Lộc kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Phú Lộc.