Thứ Sáu, 06/07/2012 10:56

Nhiều diện tích lúa không đấu úng kịp thời

Đến lúc xuống giống theo lịch thời vụ nhưng khoảng 60 ha ruộng trên địa bàn xã Quảng Thành (Quảng Điền) vẫn còn ngập nước. Trong khi Trạm bơm An Thành chậm tiến độ, chưa thể vận hành tiêu úng gây trở ngại đến gieo sạ lúa đông xuân.
Mưa rét kéo dài thời gian qua khiến đồng ruộng trên địa bàn thôn An Thành, xã Quảng Thành bị ngập úng. Mấy ngày nay, nhiều nông dân thôn An Thành rất lo lắng vì đồng ruộng ngập nước, không thể gieo sạ đúng với khung lịch thời vụ. Ông Hứa Xuân Thơ ở thôn An Xuân trồng hơn một mẫu ruộng mấy ngày qua đứng ngồi không yên trước tình trạng đồng ruộng bị ngập. May mắn là ruộng của ông Thơ và khoảng vài ha trên địa bàn thôn An Thành đến này 30-12 nước đã rút cạn nên có thể tiến hành gieo sạ. Còn lại khoảng 60 ha toàn thôn đều ngập khá sâu, không thể xuống giống.
 

Đồng ruộng ngập nước chưa thể gieo sạ

 
Trưởng thôn An Thành - Lê Quang Hai ngày nào cũng tiếp người dân đến cầu cứu tình trạng đồng ruộng bị ngập. Ông cùng ra đồng ruộng, hướng dẫn người dân sử dụng máy bơm dầu, tháo nước các cống, khơi thông dòng chảy để tiêu úng, tuy nhiên lượng nước khá lớn, trong khi máy bơm dầu công suất nhỏ nên không đáp ứng yêu cầu. Kế hoạch của thôn, cũng như toàn xã Quảng Thành đến ngày 31-12 toàn bộ diện tích đồng ruộng trên địa bàn phải hoàn thành gieo cấy. Nhưng đến ngày 30-12, nước vẫn còn ngập nên người dân không thể gieo sạ đúng lịch thời vụ. Ông Hai nói: “Tình trạng này chắc chắn sẽ chậm tiến độ vụ hè thu khoảng một tuần”.
 
Trạm bơm An Thành được xây dựng từ đầu năm 2014 với kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng; công suất khoảng 1.200m3/giờ, phục vụ tưới, tiêu khoảng 65 ha lúa ở thôn An Thành và một số diện tích ở các xứ đồng Thế Lại, Thành Trung... Theo kế hoạch, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất đông xuân 2014-2015.
 
Do thời tiết không thuận lợi, đơn vị thi công không đảm bảo năng lực nên công trình đến nay chưa hoàn thành. Hiện hệ thống điện chưa được đấu nối vào thiết bị vận hành nên công trình chưa sử dụng được. Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết, chính quyền địa phương đang yêu cầu đơn vị thi công gấp rút hoàn thành hạng mục còn lại nhằm kịp thời phục vụ sản xuất. 
Điều khiến người dân bức xúc là Trạm bơm điện An Thành chậm tiến độ, đến nay vẫn chưa đấu nối hệ thống điện vào các thiết bị để vận hành, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu úng cho đồng ruộng. Ông Lê Quang Hai cho biết, mấy năm về trước, tại vị trí trạm bơm điện đang xây dựng, thôn An Thành đặt hai máy bơm dầu công suất khá lớn, thuận lợi việc đấu úng, hạn chế phần nào khi đồng ruộng bị ngập. Từ khi triển khai xây dựng Trạm bơm điện An Thành, hai máy bơm dầu phải dịch chuyển đến vị trí khác không phù hợp, gây khó khăn trong việc đấu úng. Người dân mong rằng, chính quyền địa phương cần sớm xây dựng hoàn thành trạm bơm điện, đưa vào vận hành kịp thời để phục vụ tưới, tiêu cho đồng ruộng.
 
Trưởng thôn An Thành Lê Quang Hai cho biết, giải pháp xử lý trước mắt là yêu cầu, hướng dẫn người dân huy động, sử dụng máy bơm dầu, kể cả bơm tay để đấu úng cho đồng ruộng, hạn chế tối đa thời gian chậm tiến độ gieo sạ. Người dân cần chủ động ủ giống, thường xuyên theo dõi mực nước trong đồng ruộng để tiến hành gieo sạ với phương châm “nước rút đến đâu gieo đến đó”. Tuy nhiên theo người dân, việc đấu úng bằng máy bơm dầu dù nỗ lực đến mấy cũng phải mất vài ngày đến cả tuần mới cạn nước.
 
Thêm băn khoăn đối với chính quyền địa phương là hiện nay công trình vẫn chưa biết bàn giao cho đơn vị nào quản lý. Chủ tịch UBND xã Quảng Thành Đào Trọng Thành cho rằng, nên bàn giao cho hợp tác xã trên địa bàn quản lý, khai thác gắn với trách nhiệm duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy tác dụng. Phía lãnh đạo huyện Quảng Điền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Văn Tuấn cũng thống nhất quan điểm của địa phương; tuy nhiên, yêu cầu chính quyền địa phương làm việc với Công ty TNHH NN 1 thành viên Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh để có sự thống nhất nên bàn giao cho đơn vị nào quản lý nhằm đảm bảo sử dụng công trình hợp lý, bền vững, phát huy tác dụng.  
Bài, ảnh: Hoàng Triều
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.