Chủ Nhật, 14/04/2019 17:45

HĐND tỉnh thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội

Chiều 14/10, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ hai, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã xem xét thông qua 15 nghị quyết quan trọng, liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham dự kỳ hợp có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2, HĐND tỉnh bàn và thông qua các nghị quyết quan trọngÔng Phan Hồng Anh làm Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.Giảm 50% giá vé tham quan di tích để kích cầu du lịch hậu COVID-19HĐND tỉnh xem xét, quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025)Trùng tu Châu Hương Viên theo hướng bảo tồn thích nghiTháo gỡ vướng mắc, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mớiXây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á

100 tỷ đồng triển khai chương trình chuyển đổi số

Sẽ đầu tư 100 tỷ đồng triển khai chương trình chuyển đổi số, hướng đến đồng bộ các giải pháp hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử. Ảnh tư liệu

HĐND tỉnh thông qua Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế với mục tiêu triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển CQĐT tỉnh dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới hình thành chính quyền số; từng bước xây dựng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh.

Chương trình nhằm nâng cao công tác quản lý của các cấp chính quyền, của các ngành thông qua việc ứng dụng nền tảng chuyển đổi số để tổng hợp, phân tích, dự báo, hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm, định hướng phát triển KT-XH, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đầu tư thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng nhu cầu triển khai hệ thống về hạ tầng, thiết bị mạng, đảm bảo năng lực ảo hóa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, đáp ứng cung cấp tài nguyên hệ thống cho các ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, dịch vụ đô thị thông minh toàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng cao.

Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT để hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm chủ động, kịp thời cung cấp thông tin thiết yếu và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân thông qua công tác thông tin cơ sở... Thực hiện số hóa dữ liệu lưu trữ của các ngành phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác dữ liệu phục vụ cho các hoạt động chuyên ngành của cơ quan, đơn vị. Xây dựng các phần mềm dùng chung của các ngành phục vụ công tác quản lý điều hành tác nghiệp các cấp.

Dự án có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 20 tỷ đồng và ngân sách địa phương phần còn lại; quy mô đầu tư bao gồm 9 dự án thành phần. Các ý kiến đóng góp và thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách tỉnh cho rằng, hiện nay một số hệ thống thông tin theo kiến trúc CQĐT tử tỉnh vẫn chưa triển khai toàn diện, hạ tầng CNTT của tỉnh vẫn chưa được đảm bảo, hệ thống mạng, các hệ thống quản lý điều hành các cấp còn nhiều vấn đề cần được nâng cấp bổ sung hoàn thiện, vì vậy việc đầu tư dự án này là cần thiết.

Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị 5 di tích

Kỳ họp chuyên đề lần này, HĐND tỉnh cũng biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị, lăng vua Tự Đức, đàn Nam Giao, điện Cần Chánh với tổng kinh phí khoảng 460 tỷ đồng. Đây là những dự án có tính chất đặc biệt, quy trình lập các thủ tục đầu tư dự án thực hiện nhiều bước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Di sản văn hoá. Để dự án sớm triển khai thi công trong năm 2021, các đại biểu HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan, tập trung nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt kiển trúc, mỹ thuật, khảo cổ... trong quá trình lập dự án để triển khai có hiệu quả.

Hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế gặp khó khăn do dịch COVID-19 nên được tạm ứng kinh phí hoạt động chi thường xuyên năm 2021. Ảnh tư liệu - Bảo Minh

Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng đồng ý việc tạm ứng kinh phí hoạt động chi thường xuyên năm 2021 cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 65 tỷ đồng để kịp thời chi trả lương và thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết năm 2021. Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID - 19, năm 2021 Trung tâm chỉ thu phí tham quan di tích được khoảng 20 tỷ đồng (dự toán HĐND tỉnh giao thu để lại chi 120 tỷ đồng). Trước khó khăn này, Trung tâm đã chủ động sắp xếp công việc cho đội ngũ người lao động, cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên; tổng kinh phí để duy trì các hoạt động thường xuyên của Trung tâm khoảng 85 tỷ đồng, nguồn kinh phí còn thiếu khoảng 65 tỷ đồng...

Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 được HĐND tỉnh thông qua, có tổng mức đầu tư là 60,1 tỷ đồng, quy mô bao gồm 18 dự án thành phần. Mục tiêu hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX; phát triển các sản phẩm OCOP; góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp…

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định, tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã xem xét thông qua 15 nghị quyết quan trọng, liên quan đến kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh. Các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua đã kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

“Để thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh, ngay sau kỳ họp này, tôi đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, triển khai thực hiện. Đề nghị Thường trực, các ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ủy ban MTTQ các cấp tăng cường các hoạt động giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết để các nghị quyết này sớm đi vào cuộc sống”- Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).

Hoàn thiện dự thảo Báo cáo chuyên đề Quốc hội điện tử
Hoàn thiện dự thảo Báo cáo chuyên đề Quốc hội điện tử

Đến nay, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã hoàn thiện dự thảo Báo cáo chuyên đề Quốc hội điện tử. Ngoài ra, Ủy ban cũng đang hoàn thiện, hiệu đính lại một tài liệu quan trọng về Báo cáo Quốc hội điện tử năm 2020 của Liên minh Nghị viện Thế giới để trình lãnh đạo Quốc hội xem xét.