Thứ Ba, 07/05/2019 20:52

Thêm một cú va đập

Nền kinh tế lại bị một cú va đập mạnh nữa sau biết bao khó khăn do dịch bệnh, mưa gió, lũ lụt… Đó là vì giá xăng dầu tăng quá mạnh.

Giá xăng tăng mạnh, chạm mốc gần 23.000 đồng/lítGiá xăng tăng mạnh, RON95 vượt mốc 24.000 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ảnh: LÊ THỌ

Xét đến cùng, không có bất cứ một loại hàng hóa nào không liên quan đến xăng dầu, từ cây kim sợi chỉ, con cá miếng thịt đến những công-ten-nơ cồng kềnh chở hàng hóa đi trên biển. Thế mới gọi, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu.

Đã thiết yếu thì cũng cần một chính sách điều hành, về mặt Nhà nước phải “thiết yếu” theo, tức là những giải pháp ngay lập tức bình ổn, không để giá tăng như ngựa “bất kham”. Giá xăng dầu hiện tại được cho là mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ví dụ giá dầu cách đây mấy tháng chỉ hơn 14.000đ/lít thì nay đã gần tiệm cận 19.000đ/lít. Nhìn như vậy chúng ta mới thấy mức độ tăng giá là như thế nào.

Nếu giá xăng dầu cứ giữ mức như vậy hoặc tăng cao hơn nữa, không sớm thì muộn nó phải được chuyển hóa vào hàng hóa. Giờ các nhà sản xuất, các đơn vị vận tải còn neo lại giá cũ, có thể “hy sinh” một phần lợi nhuận để đảm bảo tính cạnh tranh nhưng đến một lúc nào đó, sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Trước đây người tiêu dùng có 10.000 đồng mua được 3 quả trứng, chẳng hạn, thì nay cũng với số tiền ấy có thể chỉ mua được 2 quả trứng. Tức là đồng tiền mất giá một phần. Điều này sẽ chia đều lên cho mọi người tiêu dùng.

Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải

Có thể nó hạn chế phái cầu. Sau đại dịch, thu nhập của người tiêu dùng đã giảm một phần, sức mua có thể đã yếu đi. Giờ nếu hàng hóa tăng người tiêu dùng sẽ luôn luôn xem xét lại túi tiền của mình. Có thể có một sự lựa chọn là tạm hoãn những nhu cầu chưa cấp thiết. Ví dụ như dự định mua cái này, sắm cái kia; chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch sau giãn cách xã hội nhưng do giá cả tăng cao nên tạm hoãn lại. Cầu không tăng thì nó sẽ ảnh hưởng đến bên cung. Có thể một số loại hàng hóa sẽ sụt giảm về sản lượng. Điều này sẽ là một yếu tố gây thêm áp lực cho phục hồi kinh tế!

Sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng do đại dịch

Nhưng có nhiều loại mặt hàng, không tiêu dùng là không được, từ cái ăn cái mặc đến chiếc xe chạy hàng ngày để phục vụ cho công việc. Hàng chục ngàn shipper chạy hàng ngày ngoài đường để đảm bảo cho mọi loại hàng hóa được lưu thông giờ đứng trước hai lựa chọn – không tăng tiền ship hoặc tăng, kiểu nào cũng ảnh hưởng đến túi tiền cho không người này thì cũng người kia. Đời sống của người tiêu dùng, ở đây là người dân, đặc biệt là dân nghèo, người thu nhập thấp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Chính vì sự quan trọng của mặt hàng xăng dầu đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh, nên trước đây, mặt hàng xăng dầu được đưa vào diện bình ổn giá. Hiện nay không biết chính sách đã như thế nào, Nhà nước có can thiệp hay không, khi nào can thiệp? Nhưng rõ ràng, đòi hỏi của nền kinh tế và người tiêu dùng mong muốn Nhà nước có chính sách can thiệp để bình ổn giá, càng sớm càng tốt. Cũng là một cách trợ lực cho nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Bài: NGUYỄN AN BÌNH - Ảnh: H. TÂM

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.