Thứ Hai, 01/10/2012 05:56

Đấu úng cứu lúa

Các địa phương đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do đợt mưa vừa qua nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho vụ lúa đông xuân.

Phong Điền vận hành trạm bơm điện cứu lúa

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao vừa có công điện yêu cầu các huyện, thị xã, cơ quan, ban ngành liên quan khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả mưa lũ. Theo đó, các địa phương, đơn vị thủy nông huy động toàn bộ trạm bơm, các thiết bị, vật tư, mở tất cả các cửa cống trên đầm phá để đấu úng cho lúa và hoa màu; Công ty Điện lực tỉnh ưu tiên cấp điện cho các địa phương đảm bảo vận hành trạm bơm điện để đấu úng; Nhà máy Thủy điện Hương Điền đóng cửa xả tràn, chỉ điều tiết chạy qua máy để giảm lưu lượng về hạ du...

Đợt mưa lớn bất thường xảy ra từ ngày 25 đến 28/3, kết hợp với việc điều tiết mực nước hồ thủy điện Hương Điền khiến hàng ngàn ha lúa, rau màu trên địa bàn tỉnh bị ngập. Đợt mưa lớn kết thúc, Nhà máy Thủy điện Hương Điền ngừng xả lũ thì nhiều đồng ruộng tự tiêu thoát nước qua các hệ thống kênh mương, cửa cống trên đầm phá nên cây lúa không bị ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng.

Ông Nguyễn Văn Tho, Chủ tịch UBND xã Hương Toàn (TX Hương Trà) cho biết, trên địa bàn có khoảng vài chục ha lúa bị ngập, song đã được địa phương gia cố đê bao, bờ thửa, đấu úng kịp thời nên không bị thiệt hại. Đợt mưa này còn được xem là “lũ vàng” cứu nhiều đồng ruộng đang trong thời điểm có nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Ngoài Hương Toàn, tại hai phường Hương Xuân và Hương Văn (TX Hương Trà) có khoảng 100 ha lúa bị ngập, nhưng không kéo dài, lại được đấu úng kịp thời nên không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng...

Nhiều ruộng lúa tại một số địa phương ở huyện Phú Vang cũng tương tự. Thông tin từ ông Đoàn Thao, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện, trên địa bàn các xã Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Xuân, Vinh Thái... có khoảng vài trăm ha lúa bị ngập nhẹ. Ngay sau khi nhận được thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc mưa lớn đầu nguồn và tình hình xả lũ của công trình thủy điện Hương Điền, huyện yêu cầu các địa phương huy động toàn bộ trạm bơm điện, chủ động vận hành đấu úng nên hầu hết các đồng ruộng luôn đảm bảo an toàn. Qua kiểm tra tại các địa phương, hầu hết các đồng ruộng được tiêu úng kịp thời, không có thiệt hại.
Ghi nhận tại huyện Phú Lộc, đợt mưa lớn gây ra lũ cục bộ làm ngập trên nhiều tuyến đường thấp trũng, khoảng 200 ha lúa tại xã Lộc Thủy bị nước tràn vào, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Phản ánh của ông Bạch Văn Khai, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Phú Lộc, sau mưa lũ, hầu hết các đồng ruộng chủ yếu tự tiêu thoát nước qua các hệ thống kênh mương, cửa cống, một số diện tích phải đấu úng bằng trạm bơm điện nên không có thiệt hại. Hiện lúa vẫn phát triển bình thường, thậm chí đợt lũ còn giải quyết tình trạng thiếu nước trong giai đoạn nắng hạn kéo dài trước đó. Đợt lũ còn làm tăng dung tích tại các hồ chứa nhỏ trên địa bàn, góp phần chống hạn cho lúa khi cần thiết...
Do ảnh hưởng của lưu vực sông Ô Lâu nên trên địa bàn huyện Phong Điền có khoảng 120 ha lúa bị ngập, tập trung ở các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu, thị trấn Phong Điền. Ghi nhận của chúng tôi, công tác đấu úng tại các địa phương đang được triển khai rất khẩn trương. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Cho thông tin, ngay sau khi nhận tin báo từ cấp trên về tình hình mưa lũ, huyện chỉ đạo các địa phương, ngành nông nghiệp huy động toàn bộ trạm bơm sẵn sàng vận hành đấu úng. Trong thời điểm mưa lớn, kết hợp thủy điện xả lũ, các địa phương huy động khoảng 5 trạm bơm điện, hoạt động thường xuyên để cứu lúa. Mưa lũ không kéo dài, kết hợp đấu úng kịp thời nên diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể, phần lớn ruộng lúa đang phát triển bình thường.

Huy động người dân đắp đê Diên Hồng (Quảng ĐIền) để đấu úng

 
Huyện Quảng Điền là vùng thấp trũng nằm cuối hạ lưu sông Bồ nên diện tích lúa, hoa màu bị ngập lớn nhất toàn tỉnh. Đến nay có hơn 1.000 ha lúa bị ngập đã được tiêu úng kịp thời, lúa phát triển bình thường, không bị thiệt hại lớn. Tuy nhiên, đến ngày 31/3, trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 220 ha lúa đang ngập úng, nếu vài ngày tới không thoát nước kịp sẽ ảnh hưởng rất lớn, có nguy cơ thiệt hại nặng. Huyện huy động 11 trạm bơm và 3 máy bơm dầu hoạt động hết công suất để cứu lúa.
UBND huyện Quảng Điền cũng đã yêu cầu Phòng NNPTNT, UBND các xã, thị trấn, các HTX xã tập trung huy động lực lượng, tổ chức kiểm tra hệ thống cống, kênh mương thoát nước, cán bộ thuỷ nông vận hành các cống hợp lý để thoát nước cho ruộng lúa; kết hợp tu sửa, nâng cao hệ thống đê bao nội đồng và huy động toàn bộ máy bơm dầu, máy bơm điện tiêu úng cứu lúa. Huyện cũng đã tổ chức khắc phục kịp thời các đoạn đê kè đang thi công dang dở bị sạt lở, phục vụ cho việc đấu úng.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.