Thứ Hai, 17/02/2020 18:21

Chuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế - xã hội

Tại phiên toạ đàm phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế chiều 17/8, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh sẽ đi sâu hơn vào công tác chuyển đổi số (CĐS) trên lĩnh vực văn hóa - di sản với mục tiêu nâng tầm các giá trị văn hóa – di sản, tạo ra những dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới.

Tầm nhìn để doanh nghiệp chuyển đổi sốTuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 diễn ra từ 17- 19/8Sơ kết 6 tháng triển khai thực hiện Đề án 06Trao đổi kinh nghiệm về triển khai xây dựng chính quyền điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi tọa đàm

4 nhóm vấn đề cần quan tâm

Đây là lần thứ hai tỉnh tổ chức chương trình Tuần lễ CĐS. Tuần lễ CĐS - Huế 2021 với chủ đề “chuyển đổi số - cơ hội và thách thức” được xem là lời giới thiệu, đặt vấn đề của tỉnh đối với công tác triển khai CĐS theo chương trình CĐS quốc gia. Tuần lễ CĐS - Huế 2022 từ ngày 17-19/8/2022 với chủ đề “CĐS tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội”.

Tỉnh đã xác định phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS là chiến lược phát triển xuyên suốt. Theo đó, ngày 12/10/2021, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đề ra tới năm 2025: 100% các tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số được triển khai hoàn thiện; kinh tế số chiếm từ 15 - 20% tổng sản phẩm GRDP; giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ số CĐS.

“Để thực hiện thành công những mục tiêu đó và sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh rất cần sự hỗ trợ. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn có những tham vấn, định hướng cho tỉnh trong chiến lược CĐS thời gian tới cũng như hoàn thiện các chính sách nhằm kêu gọi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư về công nghệ thông tin triển khai các hoạt động đầu tư trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn đã thông tin về ngành Công nghiệp CNTT và CĐS tại Huế; chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp công nghệ số. Hiện, Thừa Thiên Huế đang có những thành tựu về chính quyền số và xã hội số. Điển hình như xếp hạng của Thừa Thiên Huế ngày càng được cải thiện và luôn nằm trong tốp đầu về các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh và mô hình dịch vụ đô thị thông minh đang được đánh giá cao. Mặc dù vậy, việc CĐS tại Thừa Thiên Huế vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế số.

Để có những giải pháp tháo gỡ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình đặt vấn đề để các chuyên gia góp ý xung quanh việc 4 nhóm vấn đề: Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ; Đề xuất hướng để Doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào Thừa Thiên Huế; Tham vấn kế hoạch chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế 2022 - 2025; Hình thức hợp tác phù hợp giữa Chính quyền - Doanh nghiệp để đẩy nhanh CĐS tại Huế nói riêng và tại các địa phương nói chung.

Các chuyên gia góp ý về công tác CĐS của tỉnh

Tận dụng thế mạnh để CĐS

Đánh giá về quá trình CĐS của tỉnh, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho rằng, tỉnh đang có khát vọng ứng dụng công nghệ để mang lại lại giá trị, lợi ích cho người dân. Quá trình CĐS từng bước có những thành tựu đáng ghi nhận. “Chúng tôi luôn cam kết, đồng hành với tỉnh trong quá trình CĐS để tham vấn các kế hoạch CĐS cho tỉnh. Tỉnh cần tận dụng các thế mạnh, đưa ra phương án tổng thể, đồng thời bàn thảo các kế hoạch CĐS của các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tỉnh nên cùng các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư, phát triển ngành công nghệ số. Việc xây dựng tuần lễ CĐS tại Thừa Thiên Huế sẽ hướng tới đưa đưa sự kiện này thành điểm nhấn về công nghệ”, ông Nguyễn Văn Khoa nói.

Buổi tọa đàm cũng ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến công tác CĐS của tỉnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, tỉnh cần xác định rõ bản chất của CĐS là gì, quá trình CĐS của tỉnh đang ở đâu trên bản đồ Việt Nam. Cố vấn CĐS Nguyễn Văn Hòa góp ý, CĐS là quá trình thay đổi phương thức sản xuất, vấn đề lớn nhất của CĐS là nhận thức. Do vậy, tỉnh cần kết hợp, thống nhất những nội dung CĐS để mang màu sắc Huế. “Màu sắc CĐS là văn hóa và tính trí tuệ. Tỉnh cần chú trọng đến phát triển kinh tế số bằng cách tận dụng tiềm năng từ du lịch và phát triển cộng đồng doanh nghiệp số. Mỗi ngành, lĩnh vực cũng cần xây dựng các mô hình mẫu về CĐS”, ông Nguyễn Văn Hòa nêu quan điểm.

Vấn đề tập trung dữ liệu, nhân lực công nghệ thông tin đang là nguyên nhân tạo ra những khó khăn trong quá trình CĐS. Khi dữ liệu không thống nhất thì sẽ không có giá trị cao. Chủ tịch Hội đồng quản trị FSI ông Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, quá trình CĐS phải lấy dữ liệu trung tâm, tạo nên nền tảng số trên các lĩnh vực.

Việc đầu tư hạ tầng để lưu trữ dữ liệu, ông Nguyễn Nhật Quang, Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế đề xuất, trong kế hoạch CĐS của tỉnh cần giải quyết mối quan hệ giữa các bài toán quan trọng của quốc gia về cơ sở dữ liệu; tập trung dữ liệu từ trung ương đến địa phương để khỏi xảy ra tình trạng chồng chéo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận những ý kiến đóng góp xác đáng, chân tình của các chuyên gia với mục tiêu tham vấn cho tỉnh về CĐS, đồng thời cho biết, với mô hình phát triển của địa phương, CĐS sẽ là hạt nhân để xây dựng, phát triển. “Để CĐS trở thành động lực phát triển, thời gian tới, chúng tôi sẽ có những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Tỉnh cũng sẽ rà soát lại các công đoạn trong quá trình CĐS để tạo nên sự thống nhất cao”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình thông tin.

Bài, ảnh: Lê Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.