Chủ Nhật, 19/04/2020 18:58

Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án Quốc hội điện tử họp phiên thứ 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo dựa trên lĩnh vực chuyên môn, đóng góp các ý kiến, kịp thời đề xuất những vấn đề trước mắt và lâu dài.

Sở Công thương với quá trình chuyển đổi sốTrao đổi kinh nghiệm về triển khai xây dựng chính quyền điện tửChuyển đổi số phải gắn với cải cách hành chínhToạ đàm thu phí không dừng: Quyền lợi và trách nhiệmChạy nước rút trong chuyển đổi hóa đơn điện tử

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp. (Nguồn: daibieunhandan.vn)

Sáng 19/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử là cần thiết, nằm trong quá trình đồng bộ với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và quan trọng nhất là để phục vụ cho hoạt động thường xuyên của Quốc hội trên 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo dựa trên lĩnh vực chuyên môn, đóng góp các ý kiến, kịp thời đề xuất những vấn đề trước mắt và lâu dài, nhằm tiếp tục kế thừa các hoạt động đang vận hành, không gây ách tắc, không gây trở ngại nhưng phải đạt chất lượng cao hơn.

Trình bày Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng ban thường trực, cho biết Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ thay mặt và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng Đề án Quốc hội điện tử để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt; chỉ đạo Văn phòng Quốc hội tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ đề ra.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ quyết định hoặc đề xuất, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các cơ chế, chính sách, giải pháp trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và thực hiện Đề án; quyết định giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và thực hiện Đề án.

Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Quốc hội điện tử.

Tại Phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến bước đầu vào dự thảo Quy chế hoạt động; Kế hoạch hoạt động và Quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo. Các đại biểu đều thống nhất cho rằng việc xây dựng Quốc hội điện tử phải đáp ứng yêu cầu về tính khả thi, hiệu quả, có định hướng tương lai; đồng thời bảo đảm đồng bộ với các cơ quan trong hệ thống chính trị, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Bên cạnh đó, chú ý đến các yếu tố khoa học, công nghệ, bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội trong quan hệ đối ngoại song phương, đa phương và các tổ chức nghị viện mà Quốc hội Việt Nam là thành viên; tham gia chủ động, tích cực, có tiếng nói của Quốc hội Việt Nam trên các diễn đàn chuyển đổi số...

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023
Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023

Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo giai đoạn 2021-2022, ký kế hoạch phối hợp năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân; Chuẩn Đô đốc Mai Trọng Định, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng 3 cùng hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đại biểu về dự hội nghị.

Phải đạt ít nhất 95 kế hoạch
Phải đạt ít nhất 95% kế hoạch

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh...