Chủ Nhật, 26/05/2013 18:11

Bắt đầu từ sự tâm huyết với nghề

Sau ba năm cô giáo Trương Thị Thiên Lý làm hiệu trưởng, Trường tiểu học (TH) Bắc Hiền đổi thay rõ rệt. Những giải thưởng vốn chưa từng có thì nay học sinh ở đây đã đạt được trước sự vui mừng của đội ngũ giáo viên và sự phấn khích của nhiều phụ huynh.

Cô Thiên Lý trong giờ giảng bài

Lớn lên trên quê hương Phong Điền, điều kiện gia đình khó khăn, nhưng ước mơ trở thành cô giáo luôn cháy bỏng trong Thiên Lý. Tốt nghiệp trung học phổ thông, không có điều kiện thi đại học nên Thiên Lý chọn học Trường trung cấp Sư phạm. Học chưa xong năm thứ nhất thì cô được chuyển về học lớp đào tạo giáo viên tiểu học theo nhu cầu bổ sung của địa phương.

Năm 1992, Thiên Lý được về dạy tại Trường TH Hương Lâm. Mỗi ngày hai vòng đạp xe hơn 5 cây số đi về, nhưng trong ký ức của Lý không lưu lại kỷ niệm nào của sự vất vả. Hình ảnh những học sinh nghèo, sự thân thiện của đồng nghiệp cùng những bài giảng đầy cảm xúc đủ để Thiên Lý có cả một “kho” kỷ niệm đẹp. Cứ tưởng, mỗi bài giảng lặp đi lặp lại dễ tạo cảm giác nản cho nghề giáo, nhưng Lý không nghĩ thế, vì mỗi khóa học mỗi học sinh có sự tiếp thu khác nhau chính là sự mới mẻ. Năm 2011, Trương Thị Thiên Lý nhận quyết định sang làm Hiệu phó Trường TH Phò Ninh, xã Phong An. Ở môi trường mới, trăn trở lớn nhất của cô là nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Sau hơn một năm, như sự thử thách mới, cô lại được chuyển về làm Hiệu trưởng Trường TH Bắc Hiền, ngôi trường nhỏ thuộc vùng sâu, vùng xa của địa phương. Là người đứng đầu một đơn vị, áp lực càng lớn hơn với cô giáo Thiên Lý, khi Bắc Hiền là trường tiểu học có chất lượng thuộc tốp cuối của tỉnh.
Đời sống người dân Bắc Hiền thiếu thốn đủ bề nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con cái. Tâm lý giáo viên không mặn mà… Nhưng Thiên Lý chỉ có một suy nghĩ duy nhất là “không bao giờ quay đầu” dù áp lực không nhỏ. Ước mơ đầu tiên của cô là xây dựng Bắc Hiền ít nhất ngang tầm với các trường trong xã. Nghĩ là làm, từng bước thay đổi từ công tác chỉ đạo chuyên môn, như thường xuyên dự giờ, thăm lớp; quan tâm các hoạt động ngoài giờ… Cơ sở vật chất khó khăn thì phát huy hết công năng những gì đang có; tìm cách đánh thức sự nhiệt tình trong đội ngũ giáo viên; kêu gọi sự quan tâm của phụ huynh với con em, sự chung tay của chính quyền. Năm học 2014 – 2015, Trường TH Bắc Hiền đã sở hữu tới 6 giải thưởng cấp huyện, 5 giải cấp tỉnh và 2 giải quốc gia; 4 giáo viên của trường đạt giải và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện, ngoài ra còn những giải khác như vẽ tranh trên máy tính của học sinh. Hiệu phó nhà trường Hoàng Văn Hải, tâm sự: “Sự nhiệt tình của hiệu trưởng không những tạo động lực đồng nghiệp và học sinh mà còn đem lại niềm vui và sự quan tâm của nhiều phụ huynh ở Bắc Hiền.”.
Chỉ tay ra sân trường, Thiên Lý khoe: “Sân trường sạch, đẹp là nhờ giáo viên và học sinh, còn cây cối do phụ huynh tặng, người không có cây thì tặng công.” Từ ánh mắt đó cho thấy sự bứt phá hôm nay chỉ là tiền đề, Bắc Hiền sẽ ngày một vươn xa. Bởi theo cô, dù ở môi trường nào thì nhiệt tình luôn phải đứng hàng đầu, từ đó sẽ dẫn đến thành công.
Hương Lan
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.