Chủ Nhật, 21/03/2010 15:42

Sẵn sàng khi mùa mưa bão đến

Mỗi khi mùa mưa bão đến, có 100% xã ở huyện Quảng Điền đều bị ngập lụt nặng, đe dọa đến tính mạng, tài sản và cuộc sống người dân. Là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Ban CHQS huyện Quảng Điền đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, chỉ đạo Ban CHQS các xã, thị trấn cùng phối hợp với ban, ngành chức năng, tăng cường công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn khi mùa mưa bão đến...

Trung tá Nguyễn Văn Sinh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Quảng Điền cho biết: Quảng Điền là địa bàn thường bị ngập úng cục bộ mỗi khi mùa mưa bão về. Qua khảo sát nắm tình hình, hiện huyện có 3 tuyến đê xung yếu cần phải tăng cường các phương án phòng, chống khi có bão lụt xảy ra. Đó là, đê Nho Long, Nghĩa Lộ (Quảng Phú), Nam Giảng (Quảng Thái). Vì vậy, chúng tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương, cùng các ngành liên quan và lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ nâng cao ý thức cảnh giác, không lơ là chủ quan.

 

 Giúp dân kê, chuyển đồ đạc trong mùa mưa bão năm 2011

 

Dân quân ở các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa sẵn sàng hộ đê E Cô, dọc phá Tam Giang. “Đây là tuyến đê vô cùng quan trọng. Tuyến đê này dài, đi qua nhiều xã, chạy ven phá Tam Giang, nên mỗi khi mùa mưa bão đến, nguy cơ xảy ra nứt, vỡ đê là rất cao. Do vậy, ngoài các phương án cần thiết, thì lực lượng dân quân tại chỗ được huy động, cùng phối hợp với lực lượng khác sẵn sàng hộ đê khi có tình huống xấu xảy ra”, Đại úy Nguyễn Xuân Thiện, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, Ban CHQS huyện Quảng Điền nhấn mạnh.

 

Những tuyến kênh mương nội đồng như: Công trình thủy lợi Tây Hưng (Quảng Lợi – Quảng Thái); những vùng thường xuyên bị chia cắt mùa mưa bão cũng đã có phương án sẵn sàng ứng phó.

 

Ông Nguyễn Duy Công, Chỉ huy Trưởng Ban CHQS xã Quảng Lợi cho biết: “Cứu người trước, tài sản sau, là phương châm đặt ra của chúng tôi trong công tác cứu hộ, cứu nạn”. Không chỉ dừng lại ở xã, tại các thôn cũng đều có đội phòng, chống bão lụt. Lực lượng này có nhiệm vụ nắm thông tin và kịp thời xử lý những tình huống cần thiết để giúp dân sơ tán, bảo vệ tài sản, tính mạng người dân.

 

Cùng với lực lượng tại chỗ các phương tiện, lương thực cũng được chuẩn bị tại chỗ để tránh bị động trong quá trình phòng, chống bão lụt.

 

“Ban CHQS 11 xã, thị trấn trong toàn huyện đều đã có phương án phòng, chống lụt bão. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đơn vị, ban, ngành liên quan, phương tiện cần thiết các loại được huy động để kịp thời sơ tán người và tài sản của người dân. Riêng Ban CHQS huyện cũng đã được trang bị 01 xuồng cao tốc 450 CV; 05 xuồng nhựa cứu hộ; 01 xe ô tô gầm cao; 60 phao cứu sinh và 100 áo phao, cùng nhiều phương tiện khác phục vụ cho công tác phòng chống bão lụt”, Trung tá Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm.

 

Bài, ảnh: Phong Anh – Lê Sáu

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.