Chủ Nhật, 22/03/2015 17:06 (GMT+7)
Hơn một nửa trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới không được đi học
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) cho biết, khoảng 617 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới không đạt được trình độ tối thiểu để đọc và làm toán một cách thông thạo. Điều này cảnh báo “một cuộc khủng hoảng học tập” có thể đe dọa đến sự tiến triển của các mục tiêu phát triển toàn cầu.
Học sinh trong lớp học (Ảnh: Deshan Tennekoon / Ngân hàng Thế giới)
Giám đốc Viện Thống kê UNESCO - Silvia Montoya trong một tuyên bố với báo chí cho rằng: “Đây là con số này đáng kinh ngạc cả về lãng phí tiềm năng của con người và về triển vọng đạt được sự phát triển bền vững”.
Báo cáo của UNESCO cho thấy, khoảng 387 triệu trẻ em (chiếm 56%) ở độ tuổi tiểu học và 230 triệu thanh thiếu niên ở độ tuổi học trung học cơ sở (61%) sẽ không đạt được trình độ thông thạo tối thiểu về đọc và làm toán.
Ở khu vực hạ Sahara của châu Phi, 202 triệu trẻ em và thanh thiếu niên không học các môn cơ bản này. Gần 90% trẻ em trong khoảng từ 6 đến 14 tuổi sẽ không đạt được trình độ thông thạo tối thiểu về đọc và toán.
Trung và Nam Á có tỷ lệ cao thứ hai, với 81% (241 triệu trẻ em) không đi học.
Đáng ngạc nhiên là, hai phần ba số trẻ em không được học ở trường. Trong số 387 triệu trẻ em tiểu học không thể đọc thành thạo có 262 triệu trẻ có đi học. Bên cạnh đó, cũng có khoảng 137 triệu thanh thiếu niên dù có đi học nhưng không thể đạt được trình độ thông thạo tối thiểu để đọc sách.
Báo cáo còn cho thấy rằng, cùng với việc thiếu được tiếp cận trường học và thất bại trong việc kiềm chế tình trạng học sinh bỏ học, thì chất lượng giáo dục kém chính là vấn đề phổ biến thứ ba.
Giám đốc của Viện Thống kê UNESCO Silvia Montoya khẳng định, những dữ liệu thu thập được là một “lời kêu gọi tỉnh thức” cho một sự đầu tư lớn hơn nhiều về chất lượng giáo dục.
Các mục tiêu toàn cầu về giáo dục đã chỉ ra một cách rõ ràng là: Mục tiêu phát triển bền vững 4 (SDG 4) là tín hiệu cho một cam kết của các chính phủ để đảm bảo “một nền giáo dục có chất lượng công bằng và bình đẳng, thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.
Ngọc Hà (dịch từ www.un.org)