Chủ Nhật, 05/12/2010 05:23

Kiểm chứng thông tin

Theo kế hoạch, vào ngày 10/6 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh do QH, HĐND bầu và phê chuẩn. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước khi đây là việc không những chưa có tiền lệ ở nước ta mà còn chưa có tiền lệ trên thế giới.

Đây cũng là một kỳ họp mà ở đó, các đại biểu sẽ được lấy tín nhiệm kép khi cử tri cả nước sẽ xem xét và đánh giá cách mà đại biểu của họ lựa chọn và bỏ phiếu như thế nào. Chính vì thế, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ, thẩm định báo cáo để nghiên cứu, đánh giá khách quan trọng trách và hoạt động thực tiễn của những người được lấy phiếu tín nhiệm, điều mà mỗi đại biểu cần là phải tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau để có một cái nhìn chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan, công bằng. Chỉ khi có đủ thông tin, các đại biểu mới có thể đánh giá chính xác và thể hiện được quan điểm, chính kiến cũng như trách nhiệm lớn lao của mình trước Quốc hội, trước nhân dân.

Có rất nhiều câu hỏi đã được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra cho các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề này. Điều đó cho thấy, dư luận và cử tri nói chung đang rất quan tâm đến việc đại biểu của họ sẽ lọc và kiểm chứng thông tin như thế nào để thể hiện vai trò, trách nhiệm của của mình thông qua lá phiếu. Đây cũng là điều dễ hiểu khi nguồn thông tin về một sự kiện, vấn đề hay một cá nhân nào đó hiện đang được thể hiện ở rất nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều kênh thông tin khác nhau và điều cơ bản là, không phải thông tin nào cũng đúng, cũng chính xác mà sự lệch chuẩn và cố tình lệch chuẩn về một cá nhân nào đó, sự việc nào đó vẫn dễ dàng tìm thấy, nhiều nhất là trên các trang mạng xã hội.
 
Tất nhiên là kiến thức, trình độ, vị trí và vai trò của mỗi cá thể là khác nhau khi tự mình lượng giá và kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Và suy cho cùng, theo như ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc, mục tiêu lấy phiếu là làm cho mọi người nghĩ đến trách nhiệm nhiều hơn. Nhất là khi điều này một lần nữa xác lập niềm tin của người dân vào vai trò giám sát của các đại biểu Quốc hội.
Hạnh Nhi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.