Chủ Nhật, 13/03/2016 14:49

Ung thư – mối đe doạ toàn cầu ngày càng nghiêm trọng

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Liên Hiệp quốc (IARC), ước tính có hơn 18 triệu ca mắc ung thư mới ​​trong năm nay và khoảng 9,6 triệu người sẽ chết vì các dạng ung thư khác nhau. Tổ chức chuyên về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng, căn bệnh này là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu đang gia tăng.

Không cảnh báo ung thư, Monsanto bị buộc bồi thường 289 triệu USDWHO: Tiến trình giảm sử dụng thuốc lá trên toàn cầu vẫn còn chậmScotland cho phép sử dụng loại thuốc mới để điều trị ung thư phổiGần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam giới lẫn phụ nữ. Ảnh: Medical Xpress

1/5 đàn ông và 1/6 phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc ung thư trong đời, và 1/8 đàn ông và 1/11 phụ nữ chết vì căn bệnh này, Đài quan sát ung thư toàn cầu của IARC cho biết hôm qua, trong báo cáo đầu tiên kể từ năm 2012.

"Những con số mới này nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết sự gia tăng đáng báo động về gánh nặng ung thư trên toàn cầu và do đó, phòng ngừa có vai trò rất quan trọng", Giám đốc IARC, Tiến sĩ Christopher Wild cho biết. Theo ông, "các chính sách phòng ngừa hiệu quả và phát hiện sớm phải được khẩn trương thực hiện, song song với các phương pháp điều trị để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này trên toàn thế giới".

Sáu năm trước, ước tính có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới và 8,2 triệu ca tử vong do ung thư, so với con số 12,7 triệu và 7,6 triệu tương ứng trong năm 2008.

Theo ước tính, trên toàn cầu, châu Á sẽ chứng kiến gần một nửa số trường hợp mắc ung thư mới và hơn một nửa số ca tử vong do ung thư trong năm 2018, một phần vì khu vực này chiếm gần 60% dân số thế giới.

Châu Âu có gần 1/4 số ca mắc ung thư của toàn cầu và 1/5 số ca tử vong do ung thư, mặc dù chỉ chiếm 9% dân số toàn cầu. Trong khi đó, châu Mỹ có hơn 13% dân số toàn cầu nhưng chiếm đến 21% ca mắc ung thư và khoảng 14% trong tỷ lệ tử vong vì ung thư trên toàn thế giới. Châu Á và châu Phi có tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn, tương ứng là 57,3% và 7,3%, một phần do những hạn chế trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị.

IARC cho biết, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam giới lẫn phụ nữ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư cho phụ nữ ở 28 quốc gia.

Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất của loại bệnh này là ở phụ nữ Bắc Mỹ, Bắc và Tây Âu - đáng chú ý là Đan Mạch và Hà Lan - Trung Quốc, Úc và New Zealand; trong đó Hungary đứng đầu danh sách.

Phát hiện này cho thấy rằng, các quốc gia có nhiều việc phải làm để ngăn ngừa ung thư liên quan đến hút thuốc lá, mặc dù một nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để giảm hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.

Ngoài ung thư phổi, ung thư ở các vùng vú và đại trực tràng là những loại phổ biến nhất. Chúng cũng là một trong năm dạng ung thư nguy hiểm nhất, chiếm 1/3 tổng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới, theo cơ sở dữ liệu GLOBOCAN 2018 của IARC, cung cấp ước tính tỷ lệ mắc và tử vong ở 185 quốc gia đối với 36 loại ung thư.

IARC nói rằng sự gia tăng ung thư là do nhiều yếu tố, từ sự tăng trưởng dân số cho đến lão hóa, đồng thời cũng do những nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội.

Điều này đặc biệt đúng trong các nền kinh tế phát triển nhanh, IARC nói, nhấn mạnh sự thay đổi từ các bệnh ung thư liên quan đến nghèo đói và nhiễm trùng đến ung thư liên quan đến lối sống điển hình của các nước công nghiệp hóa.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các bệnh không lây là kẻ giết người hàng đầu trên toàn cầu
Các bệnh không lây là kẻ giết người hàng đầu trên toàn cầu

Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, từ bệnh tim đến ung thư và tiểu đường, các bệnh không lây nhiễm (NCD) hiện đã vượt qua các bệnh truyền nhiễm và trở thành “những kẻ giết người hàng đầu trên toàn cầu”, với tỷ lệ là cứ 2 giây sẽ có một người dưới 70 tuổi tử vong do bệnh NCD.

Thuốc lá - yếu tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư
Thuốc lá - yếu tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư

Không chỉ là nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ung thư, việc sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này vừa bao gồm tiền mua thuốc hút, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc và giảm khả năng lao động vì bệnh tật.