Thứ Hai, 25/07/2016 17:10

Thời tiết khắc nghiệt tác động 60 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2018

Với khoảng 60 triệu người bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt vào năm 2018, theo một nghiên cứu mới, Văn phòng Liên Hiệp quốc về Giảm thiểu rủi ro Thiên tai (UNISDR) kêu gọi sự quản lý tốt hơn đối với vấn đề có quy mô toàn thế giới này.

Thảm họa khí hậu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong năm 2018Kinh tế châu Á hứng chịu sức nóng của thời tiết khắc nghiệtNắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam ÁMỹ tổn thất 240 tỷ USD mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm

Một trận động đất mạnh tàn phá đảo Sulawesi của Indonesia hồi tháng 9/2018. Ảnh: UNICEF

Theo tờ Devdiscourse ngày 25/1, nghiên cứu được UNISDR trích dẫn từ Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học Thảm họa (CRED) cho thấy, động đất và sóng thần đã cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất kỳ mối nguy nào khác, với hơn 10.000 người thiệt mạng hồi năm ngoái; trong khi đó, lũ lụt, hạn hán, bão và cháy rừng ảnh hưởng đến hơn 57 triệu người.

Những trận lũ ảnh hưởng đến hơn 35 triệu người, số lượng nạn nhân lớn nhất, với 23 triệu người chỉ tính riêng ở bang Kerala của Ấn Độ.

Các cơn bão được dự kiến​​ sẽ là loại thảm họa gây tổn thất lớn nhất, một khi mức thiệt hại kinh tế chính thức được tổng hợp. Chi phí thiệt hại do cơn bão Michael gây ngập lụt vùng bờ biển phía đông của Hoa Kỳ được ước tính lên tới khoảng 16 tỷ USD.

Bên cạnh đó, 2018 là một năm kỷ lục khi nhắc đến các vụ cháy rừng. Mỹ trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong hơn một thế kỷ, đồng thời cũng là mức tốn kém kỷ lục nhất. Trong khi đó, Hy Lạp hứng chịu con số thương vong kỷ lục do các vụ cháy rừng, với 126 người thiệt mạng.

Đối với hạn hán, hơn 9 triệu người hứng chịu ảnh hưởng trên toàn thế giới, trong đó dân số Kenya chiếm 1/3 trên tổng số, tiếp theo là các quốc gia Trung Mỹ (ở mức 2,5 triệu người), bao gồm các điểm nóng di cư Guatemala, Honduras, El Salvador và Nicaragua.

Người đứng đầu CRED, bà Debarati Guha-Sapir thừa nhận, tác động của con người trong tất cả các thảm họa, đặc biệt là hạn hán và nhiệt độ khắc nghiệt đã được báo cáo một cách khiêm tốn, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Những cách tiếp cận đổi mới sáng tạo để đo lường tiến độ và báo cáo về các mục tiêu Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) cụ thể cần được giải quyết khẩn trương bởi những cơ quan phù hợp của Liên Hiệp quốc (LHQ), bà Debarati Guha-Sapir nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News & Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.