Thứ Hai, 05/09/2016 06:37

LHQ: Ô nhiễm không khí cướp đi 7 triệu sinh mạng mỗi năm

Trong bối cảnh đáng lo ngại rằng 6 tỷ người trên thế giới hiện nay thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm đến mức khiến cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của họ bị đe doạ thì việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo có thể cứu sống tới 150 triệu người vào cuối thế kỷ này, một chuyên gia độc lập do Liên Hiệp quốc chỉ định cho biết hôm qua (4/3).

Vấn nạn ô nhiễm khi đô thị hóa lan rộng ở châu ÁThái Lan: Đóng cửa hơn 400 trường học ở Bangkok do ô nhiễm không khí nghiêm trọngCác quốc gia châu Á đẩy mạnh chống ô nhiễm không khí độc hạiBangkok đối mặt với cuộc chiến chống khói bụi độc hạiẤn Độ phát động chiến dịch cải thiện không khí tại hơn 100 thành phốẤn Độ: 1,24 triệu người tử vong do không khí ô nhiễm trong năm 2017

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền ở Geneva, ông David Boyd, Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và môi trường, nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một kẻ giết người thầm lặng, và đôi khi vô hình, có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái nhiều hơn nam giới, vi phạm đến quyền được có một môi trường sống lành mạnh vốn đã được 155 quốc gia công nhận về mặt pháp lý.

Theo Tiến sĩ Boyd, các chất gây ô nhiễm không khí có ở khắp mọi nơi, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện, dùngvtrong vận chuyển và sưởi ấm, cũng như từ các hoạt động công nghiệp, quản lý chất thải kém và nông nghiệp.

Ô nhiễm không khí tồn tại cả ở trong và ngoài nhà, và là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của 7 triệu người mỗi năm, bao gồm 600.000 trẻ em, số liệu chỉ rõ. Mỗi giờ có 800 người đang chết, sau nhiều năm vật lộn với đau đớn vì ung thư, các bệnh hô hấp hoặc bệnh tim do hít thở không khí ô nhiễm, ông Boyd nói, trong khi những cái chết này có thể phòng ngừa được.

Nhiều chính sách đúng đắn

Một số quốc gia, như Indonesia, đã bắt đầu giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà liên quan đến nấu ăn bằng cách giúp hàng triệu gia đình nghèo chuyển sang công nghệ nấu ăn sạch hơn.

Ở Ấn Độ, một chương trình do Chính phủ tài trợ cung cấp cho phụ nữ tiền để mua bếp gas tự nhiên, mục tiêu là trang bị 95% cho tất cả các hộ gia đình mục tiêu vào năm 2022.

Theo Báo cáo viên đặc biệt Boyd, số hộ gia đình sử dụng nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm cũng đang giảm ở châu Mỹ Latinh, và ở một phần của châu Á, châu Âu cũng như phía Đông Địa Trung Hải.

Ở Mỹ và Trung Quốc, luật pháp và các chính sách nghiêm ngặt thúc đẩy không khí sạch hơn cũng đã cải thiện chất lượng không khí. Ở California, chức năng phổi của trẻ em đã được cải thiện, trong khi ở Thâm Quyến, mức độ hạt vật chất trong không khí đã giảm 33% trong 5 năm qua, ông cho biết.

Trong một diễn biến liên quan, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc (UNEP) đã hoan nghênh các bước đi được tăng tốc của thế giới để chống ô nhiễm trên đất liền và trên biển, đồng thời làm giảm lượng khí thải.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết Ấn Độ năm ngoái nhằm loại bỏ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022. Động thái này có liên quan đến hành động gây ô nhiễm nhựa, một trong những chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới 2018, UNEP cho biết trong Báo cáo thường niên.

Đến nay, 127 quốc gia đã áp dụng luật pháp để điều chỉnh việc sử dụng túi nhựa, 27 nước đánh thuế cao với nhà sản xuất nhựa và 8 quốc gia đã cấm vi hạt nhựa (microbeads) - thường thấy trong mỹ phẩm.

Tố Quyên (Lược dịch từ Devdiscourse & Kr-asia)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.