Thứ Tư, 23/11/2011 09:21

Nữ sinh nghèo nuôi ước mơ chữa bệnh thận cho mẹ

Nhà nghèo, đông anh em, mẹ suy thận nặng phải chạy thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Trung ương Huế, nên trong ánh mắt cô trò nghèo học giỏi Trần Thị Thủy, lớp 11B9, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Phong Điền) luôn ẩn chứa một nỗi buồn...

Mẹ của Thủy là chị Trương Thị Phương (42 tuổi, trú tại Thôn Tứ Chánh, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) bị bệnh tật dày vò từ 5 năm nay. Lúc đầu chị bị hội chứng thận hư, sau đó suy thận nên phải chạy thận thường xuyên ở bệnh viện. Bố Thủy - anh Trần Bảo (hơn 50 tuổi) suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên đồng ruộng. Hai chị của Thủy đã lập gia đình, trong đó một chị đi làm công nhân ở Đà Nẵng. Thủy sống với ba, anh trai qua ngày. Trong căn nhà không mấy khang trang, ba cha con cơm rau cháo nuôi nhau. Chứng kiến cảnh đó, không ai không khỏi chạnh lòng.

Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng nhiều năm liền, Thủy luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi và các danh hiệu khác. Cô giáo Trương Thị Hiệp Thành, chủ nhiệm lớp 11B9 của Thủy nhận xét: “Tuy Thủy có hoàn cảnh khó khăn nhưng em học khá, giỏi, chăm ngoan, lễ phép và hòa nhã với bạn bè nên được nhiều bạn yêu quý”.

Anh Bảo (bố Thủy) thì lo lắng: “Không biết tôi có tiếp tục lo cho con đi học được không khi gánh nặng về tiền ăn học của Thủy và chi phí khám chữa bệnh cho vợ đang từng ngày đè nặng lên vai”. Theo anh Bảo, trong 5 người con của mình chỉ duy nhất có Thủy là được học lên đến cấp III. Các anh chị của Thủy phải gác chuyện đèn sách ngang cấp II vì nhà nghèo và để lo cho cô em út Thủy được học đến nơi, đến chốn. Phụ thuộc từ nghề làm ruộng, do đó gia đình không có thu nhập hằng ngày để trang trải cho cuộc sống.

Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu cho biết: “Trường hợp em Thủy, lớp 11B9, thuộc diện con hộ nghèo và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Nhà trường đã có sự quan tâm, giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần để tiếp sức cho em đến trường. Tuy nhiên, đó chỉ là những hỗ trợ tức thời động viên em cố gắng nỗ lực trong học tập. Kinh phí của trường cũng có hạn và vẫn còn rất nhiều trường hợp khác cần được giúp đỡ”.

Chi phí để mẹ Thủy chạy thận nhân tạo khoảng 2 triệu đồng/1 tháng. Mọi thu nhập trong gia đình đều dồn hết để chăm lo cho sức khỏe chị Phương. Thủy luôn nghĩ về người mẹ bệnh tật và ước mong học thật giỏi để sau này có việc làm, có lương ổn định để chữa được bệnh cho mẹ. Đến thời điểm này, Thủy đang sắp hoàn thành chương trình lớp 11, sắp bước vào giai đoạn quan trọng nhất của thời học sinh – tốt nghiệp THPT và thi đại học. Trong lòng đã nhen nhóm rất nhiều ước mơ, hoài bão, nhưng lại có một rào cản vô hình khiến Thủy tự hỏi không biết có vượt qua?

Thủy rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để tiếp tục đi học và theo đuổi ước mơ của mình. Mọi giúp đỡ xin gởi về: em Trần Thị Thủy, Lớp 11B9, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Phong Điền hoặc thôn Tứ Chánh, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Xuân Trường-Bảo Trân
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.