Thứ Tư, 01/02/2017 14:38

ASEAN + 3 kêu gọi chống lại chủ nghĩa bảo hộ

Các Bộ trưởng Ngoại giao từ các nước ASEAN+3 (bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) dự kiến ​​sẽ bày tỏ mối quan ngại đối với chủ nghĩa bảo hộ trong một tuyên bố chủ tịch sau cuộc họp tại Bangkok, Thái Lan vào ngày mai (3/8), Jiji Press đưa tin.

ASEAN+3 tìm cách phối hợp ứng phó với khủng hoảng tài chínhASEAN+3 cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ

ASEAN + 3 kêu gọi chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Ảnh: Getty Image

Theo dự thảo, tuyên bố khẳng định rằng các Bộ trưởng tiếp tục lo ngại về làn sóng không ngừng của chủ nghĩa bảo hộ và phong trào chống toàn cầu hóa đang tiếp tục gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu và khiến hệ thống thương mại đa phương đối mặt nhiều rủi ro.

“Các Bộ trưởng cũng cảnh báo chống lại sự gia tăng của các căng thẳng thương mại và tác động của nó đối với tăng trưởng thương mại toàn cầu”, dự thảo tuyên bố của cuộc họp ASEAN+3 nêu rõ.

Bản dự thảo cũng tái khẳng định sự ủng hộ của các Bộ trưởng đối với việc tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và nhắc lại sự ủng hộ hoàn toàn của họ về việc hoàn tất các cuộc đàm phán của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay, bao gồm 16 quốc gia, trong đó có cả 13 quốc gia trong ASEAN+3.

Về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, dự thảo hoan nghênh cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Panmunjom ở biên giới Bắc và Nam Triều Tiên vào ngày 30/6 vừa qua.

Ngoài ra, trong bản dự thảo, “các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan để tiến tới hòa bình và ổn định lâu dài trên một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa”, Jiji Press cho biết, đồng thời “các Bộ trưởng cũng ghi nhận những nỗ lực quốc tế để mang lại sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên Bán đảo Triều Tiên”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Jiji Press)  

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậu
ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậu

Lạm phát cao, lãi suất tăng, đồng nội tệ giảm giá và giá năng lượng biến động, cùng với suy thoái kinh tế và khủng hoảng ngân sách sau đại dịch, có thể làm tăng áp lực lên ASEAN+3 (gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), làm thu hẹp quy mô của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro khí hậu. Mặc dù sự thay đổi chính sách này có thể có ý nghĩa về mặt tài khóa, nhưng điều đó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực, để rồi dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn và bất ổn tài chính lớn hơn.

AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3
AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3%

Business Times hôm nay (5/7) cho biết Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng ngắn hạn và nâng dự báo lạm phát năm 2022 đối với khu vực ASEAN+3, phản ánh những tác động mạnh hơn từ cuộc xung đột Ukraine và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn.