Thứ Bảy, 26/08/2017 06:15

Phát triển du lịch: Không chỉ điểm đến

Tại Hương Trà, nhiều dự án du lịch đã khởi động, hứa hẹn đưa du lịch thị xã “cất cánh” trong tương lai không xa.

Festival với vai trò phát triển du lịchCơ hội cho du lịch.Níu chân du khách

 Huyền Không sơn thượng, điểm đến về tâm linh được nhiều du khách lựa chọn

Tín hiệu vui

Lãnh đạo thị xã Hương Trà thừa nhận, dù sở hữu nhiều tiềm năng và thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, lợi thế về địa lý và văn hoá, nhưng nhiều năm qua, du lịch địa phương vẫn mãi là… tiềm năng, ít được nhà đầu tư quan tâm, “để mắt”. Nhiều dự án (DA) đã thay mấy nhà đầu tư, nhưng vẫn “dẫm chân tại chỗ”.

Gần đây, với sự quan tâm của tỉnh, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp đúng và kịp thời, ủng hộ và tạo điều kiện tối đa, Hương Trà đang dần vươn lên trở thành một trong những địa phương có hấp lực đầu tư mạnh mẽ, thu hút được nhiều “ông lớn”. Minh chứng là một số DA khu du lịch (KDL), khu nghỉ dưỡng (KND) quy mô từ 200 – trên 2.000 tỷ đồng được triển khai, có DA sau thời gian dài “ngủ quên” cũng tái khởi động.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà Trần Xuân Anh nói: “DA Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Hải Dương, xã Hải Dương khá “lận đận” khi cả chục năm trời “treo” bởi các doanh nghiệp. Năm 2019, tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho CTCP Đầu tư TDH biển Hải Dương Huế (EcoPark), quy mô 132ha, có tổng vốn hơn 2.100 tỷ đồng và hiện đang thống kê đền bù cho người dân”.

Ở Hương Hồ, làng du lịch sinh thái về nguồn – Sankofa Village Hill Resort & Spa đi vào hoạt động; DA KND cao cấp Hue Spirit Sanctuary - mô hình đầu tiên với đầy đủ các dịch vụ cao cấp tại Thừa Thiên Huế của CT TNHH MTV Hue Spirit Sanctuary đã đền bù cơ bản. DA KND vui chơi giải trí Cồn Tè – Rú Chá xã Hương Phong của Công ty TNHH Rạp chiếu phim thể thao và giải trí Ngôi sao Huế được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư. Hay DA KDL nghỉ dưỡng kết hợp khoáng nóng Thanh Phước, xã Hương Phong của CT TNHH Nam Điền đang khảo sát mỏ nước nóng trong lòng đất.

Ngoài ra, một số quy hoạch được duyệt và đang chờ phê duyệt, như KDL kết hợp bãi tắm cộng đồng bờ biển xã Hải Dương, điểm du lịch Khe Đầy xã Bình Thành, điểm du lịch - dịch vụ ven điện Hòn Chén xã Hương Thọ cũng góp phần làm phong phú thêm các điểm đến cho du lịch địa phương.

Mới đây nhất, tại cuộc làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với UBND thị xã Hương Trà, DA bảo tồn tôn tạo phố cổ Bao Vinh sau nhiều năm “đóng băng” đã được gỡ. Cũng tại Hương Vinh, hai DA vườn Bách thảo trên sông ở Cồn lớn (đang đền bù cho dân) và Khu sinh thái nông nghiệp Go-Green Farm ở Cồn nhỏ được nhà đầu tư gấp rút triển khai.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình vườn rau hữu cơ, vườn hoa cho khách tham quan, chụp ảnh ở Hương Xuân, Hương Hồ cũng tạo thêm điểm nhấn khi thu hút 300-600 lượt khách/ngày/điểm. Hồ Bàu Sen ở phường Hương Chữ được các nhà đầu tư nhắm đến. Di tích lịch sử địa đạo Khu ủy Trị Thiên ở lòng hồ Thuỷ điện Hương Điền, xã Hương Vân được tỉnh đầu tư bảo tồn tôn tạo với kinh phí 5 tỷ đồng sẽ ghi tên vào bản đồ du lịch trong thời gian tới. Công viên nghĩa trang Hương An Viên sắp đi vào hoạt động cũng là điểm đến tâm linh mới lạ.

Hình thành cụm điểm du lịch

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch Hương Trà, thời gian qua, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, quảng bá, hỗ trợ cho phát triển du lịch, đầu tư nâng cấp hạ tầng đã đem lại kết quả. Tuy nhiên, đa phần là các DA đơn lẻ, chưa hoàn toàn kết nối với nhau để tạo điểm nhấn khác biệt.

“Trọng điểm của phát triển du lịch Hương Trà trong thời gian tới là khai thác tài nguyên để hình thành cụm điểm du lịch, như: Hương Vinh - Hương Phong - Hải Dương; cụm di tích triều Nguyễn ở Hương Thọ - Hương Hồ; các cảnh quan thiên nhiên Khe Đầy - lòng hồ thuỷ điện (Hương Điền, Bình Điền, hồ thuỷ lợi Thọ Sơn). Cùng với đó là phát triển các dịch vụ du lịch đặc thù của địa phương như khai thác những giá trị phi vật thể gắn với di sản văn hoá thế giới Cố đô Huế; xây dựng các điểm du lịch sinh thái biển – đầm phá; du lịch sinh thái cảnh quan núi rừng Hương Trà. Trên cơ sở đó, hai hoặc ba điểm đến liên kết với nhau sẽ là một sản phẩm du lịch mới lạ, thu hút nhà đầu tư, tạo sự hấp dẫn đặc biệt, lôi cuốn với du khách”, ông Công nói.

Thị xã cũng tích cực khảo sát, thu thập thông tin xác lập dữ liệu để giới thiệu tiềm năng thế mạnh, thu hút đầu tư vào phát triển dịch vụ du lịch. Tiếp tục bổ sung danh mục DA kêu gọi đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2020 tầm nhìn 2030. Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan ngành du lịch để đẩy mạnh phát triển du lịch, trước mắt là tập trung vào các DA, công trình có ảnh hưởng lớn nhằm nhanh chóng đưa vào khai thác, tạo bước đột phá. Xúc tiến thu hút đầu tư các DA khách sạn, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp. Xây dựng môi trường du lịch an toàn và thân thiện. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho nhà đầu tư.

Bài, ảnh: Liên Minh

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Điểm đến phải hấp dẫn
Điểm đến phải hấp dẫn

Không còn lâu nữa, nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào khai thác. Đây là thời điểm cần chủ động các giải pháp để kết nối, đưa khách đến trong thời gian đến.