Thứ Hai, 12/03/2018 16:55

Thêm đơn hàng, thêm niềm vui

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến đời sống nhiều công nhân trở nên khó khăn. Song, khi các doanh nghiệp tìm cách thích ứng, chuyển dịch thị trường cũng là lúc người lao động vơi bớt lo âu...

Doanh nghiệp dệt may tăng doanh thu từ chuỗi cung ứngChú ý thị trường nội địaTài trợ chỉ may trị giá 2 tỉ đồng cho các làng nghề dệt zèngDoanh nghiệp dệt may điêu đứng vì bị hoãn, hủy đơn hàngỔn định nguồn cung, mở rộng thị trường

Công nhân tất bật làm việc tại Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An 

5 năm làm việc ở doanh nghiệp dệt may cũng là chừng ấy năm, khoản thu nhập từ công việc này giúp gia đình chị Lê Thị Ly (thị xã Hương Thủy) đắp đổi qua ngày. Gần một tháng nay, chị Ly làm việc không ngơi nghỉ, đó là điều khá lạ trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 hoành hành, doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thu hẹp quy mô sản xuất.

Nhớ những ngày COVID-19 bùng phát hồi đầu năm, cuộc sống chị Ly lâm vào tình cảnh khốn khó. Thời gian ở nhà nhiều hơn công ty khiến đồng lương vốn ít ỏi bị cắt giảm hơn phân nửa. Cũng đúng thôi khi sản phẩm bí đường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu khan hiếm thì doanh nghiệp lấy đâu ra nguồn thu để trả lương cho nhân công. Thời điểm ấy, chị Ly phải bán hàng qua mạng kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống trước khi dịch bệnh tạm được kiểm soát.

Đợt dịch thứ 2 bùng phát, nỗi lo một lần nữa thường trực trong tâm trí người lao động, và chị Ly cũng không ngoại lệ. Song, lần này, nhiều doanh nghiệp không lúng túng mà thích ứng nhanh trong điều kiện mới. Cách họ chuyển dịch từ may quần áo thời trang sang may khẩu trang, đồ bảo hộ y tế để phục vụ xuất khẩu khiến mật độ công việc cho nhân công tăng gấp nhiều lần. Thậm chí, có doanh nghiệp đầu tư thêm nhà xưởng để phục vụ sản xuất.

“Nếu đợt dịch hồi đầu năm lao động không có việc làm thì nay chúng tôi làm việc không có ngày nghỉ, thậm chí công việc còn tăng gấp đôi so với thời điểm trước dịch. Nhờ thế mà thu nhập của chúng tôi tăng lên đáng kể. Có việc làm công nhân ai cũng vui mừng”, chị Ly tâm sự.

Các doanh nghiệp dệt may dịch chuyển đơn hàng tạo thêm việc làm cho người lao động

Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, doanh nghiệp ngành may mặc bị tác động nặng nề nhất. Đời sống công nhân làm việc trong ngành nghề này cũng trở nên gập ghềnh. Bởi thế mà thời điểm này, khi chứng kiến hàng trăm công nhân tất bật làm việc tại xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An khiến ai cũng thấy ấm lòng.

Cầm trên tay cái phiếu danh sách các khoản tiền phải đóng cho con khi nhập học, chị Nguyễn Thị Lài (TX. Hương Thủy) bảo, nếu không có việc làm thì khoản tiền này không biết lấy đâu ra để đóng cho con. Không chỉ có một đứa mà ba đứa con của chị Lài đều trong đang trong tuổi ăn, tuổi học.

“Vợ chồng tôi đều là công nhân, thu nhập đủ trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Thời điểm này, vợ chồng tôi phải kiếm tiền mua cho con bộ áo quần, sách vở mới rồi đóng đủ thứ tiền khi con nhập học. May mắn bây giờ công ty chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế nên công nhân chúng tôi có nhiều việc để làm. Ai cũng đăng kí tăng ca làm việc kiếm thêm thu nhập, bù đắp lại những khoản thu nhập bị cắt giảm do tác động của dịch bệnh hồi đầu năm”, chị Lài chia sẻ.

Nỗi lo mất việc do dịch bệnh COVID-19 tạm thời được khép lại, cuộc sống của những công nhân may mặc đang dần ổn định hơn.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10 doanh nghiệp dệt may vẫn duy trì sản xuất nhờ chuyển dịch đơn hàng sang may khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Họ không chỉ tập trung phục vụ thị trường nội địa mà còn ký kết các đơn hàng xuất khẩu sang nước ngoài. Hàng triệu sản phẩm đều đặn được sản xuất đồng nghĩa với việc hàng ngàn lao động được đảm bảo việc làm. Ông Hồ Nam Nhật, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An cho biết, dù sản xuất trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiếp diễn nhưng lương của công nhân vẫn được đảm bảo, thậm chí cao hơn so với thời điểm trước khi phát dịch.

Có quá nhiều nỗi niềm trong mùa dịch bệnh và hơn ai hết, công nhân là những người thấu hiểu nhất. Dù dịch bệnh nhưng cuộc sống cũng phải tiếp diễn, nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày vẫn đè nặng lên đôi vai họ. Với công nhân, thêm một đơn hàng nghĩa là niềm vui được nhân đôi. “Vì con còn quá nhỏ nên vợ chồng tôi gửi ông bà ở quê chăm sóc, dắt díu nhau đến xin làm việc ở công ty dệt may. Gắn bó với công ty phải chấp nhận những lúc sóng gió. Bây giờ, sau khi chuyển dịch đơn hàng, việc làm của chúng tôi đã ổn định hơn, tạm thời vượt qua giai đoạn khó khăn”, anh Hồ Văn Quý, công nhân Công ty cổ phần Dệt may Huế nói.

Bài, ảnh: L.Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.