Thứ Ba, 19/11/2019 21:00

Phá rừng phòng hộ, một doanh nghiệp bị xử phạt 40 triệu đồng

Ngày 19/5, UBND huyện Phong Điền ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần thủy sản và Thương mại Thuận Phước do phá rừng trái pháp luật.

Trồng rừng ngập nước: Hạn chế thiên tai & bảo tồn đa dạng sinh họcKhông để xảy ra các điểm nóng phá rừng, khai thác rừng trái phépDùng sức dân bảo vệ rừng ươiLên A Lưới, khám phá hang độngTỷ lệ rừng Amazon bị tàn phá tăng lên mức cao nhất trong 15 nămNạn phá rừng đang diễn biến phức tạp

Trước đó, Công ty Cổ phần thủy sản và Thương mại Thuận Phước đã chặt phá 628 m2 rừng phòng hộ (loài cây phi lao) thuộc lô 199, khoảnh 1, tiểu khu 1 xã Điền Hương (vùng giữa xã Điền Hương và xã Điền Môn) huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (thuộc thửa đất số 02, tờ bản đồ số 16).

Người đại diện theo pháp luật công ty là bà Nguyễn Thị Phi Anh (địa chỉ trụ sở chính tại Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).

Căn cứ Điểm c, Khoản 3, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, UBND huyện Phong Điền xử phạt hành chính Công ty Cổ phần thủy sản và Thương mại Thuận Phước với số tiền 40 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền, buộc Công ty Cổ phần thủy sản và Thương mại Thuận Phước trồng lại rừng để khắc phục hậu quả.

Tiến Dũng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon
Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon

Hãng tin Reuters mới đây đưa tin, Tòa án tối cao Brazil sẽ yêu cầu chính phủ kích hoạt lại quỹ quốc tế trị giá hàng tỷ USD nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, trong bối cảnh quốc gia này đối mặt với nạn phá rừng tràn lan.

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69 kể từ năm 1970
Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69% kể từ năm 1970

Theo một kết quả đánh giá được Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố vào ngày hôm nay (13/10), các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970, trong bối cảnh nhiều diện tích rừng bị chặt phá và các đại dương bị ô nhiễm.