Thứ Năm, 18/06/2015 05:31

Quy định mới sẽ kiểm soát hướng dẫn viên hoạt động trái phép

Từ ngày 1/1/2018, thêm quy định mới đối với hướng dẫn viên (HDV) du lịch, muốn hoạt động phải có hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc là hội viên hội ngành nghề (cụ thể là hội HDV).

Xây dựng hình ảnh hướng dẫn viên chuyên nghiệpXếp hạng để nâng chất lượng hướng dẫn viênHướng dẫn viên tại điểm đến - Giải pháp loại bỏ HDV hành nghề trái phépBát nháo hướng dẫn viên tự doHướng dẫn viên du lịch: Bát nháo

Quy định mới, hướng dẫn viên khi hành nghề phải có hợp đồng lao động hoặc thành viên hội nghề nghiệp. Ảnh minh họa

“Hết cửa” để hoạt động trái quy định

Ông Trần Đình Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch thông tin, hai quy định trước đây đối với HDV khi hành nghề là có thẻ HDV du lịch và hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với HDV du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch. Từ đầu năm 2018, HDV du lịch phải đáp ứng được thêm yêu cầu mới là có hợp đồng lao động với DN kinh doanh dịch vụ lữ hành, DN cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với HDV cả quốc tế và nội địa.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, với quy định mới này, những HDV lâu nay đã có hợp đồng lao động với DN sẽ không có thay đổi gì. Riêng với các HDV tự do, HDV mang tính thời vụ thì phải tuân thủ theo quy định. Quy định này sẽ đảm bảo quyền lợi cho HDV khi đi hành nghề hướng dẫn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Tuy vậy, quy định này cũng nhận không ít ý kiến trái chiều. Những HDV đã có hợp đồng lao động thì đồng tình, còn những HDV tự do lại tỏ ra lo lắng, phương án ký hợp đồng lao động với DN sẽ khó thực hiện bởi số lượng DN lữ hành ở Huế khá hạn chế; trong khi đó, nhiều DN chỉ ký hợp đồng với một vài HDV để đủ với số lượng theo quy định khi hoạt động lữ hành. DN cung ứng HDV ở Huế cũng chưa có; phương án vào Hội HDV thì ở Huế hiện nay vẫn chưa có, chỉ có CLB HDV.

Với gần 1.500 HDV đang đăng ký cấp thẻ ở Huế, theo Sở Du lịch chỉ có khoảng 10% là có ký hợp đồng lao động với DN, 90% còn lại là HDV tự do, hoàn toàn không chịu sự quản lý bất kỳ DN, hay tổ chức nào và tất nhiên, hoàn toàn không đóng bảo hiểm. Chỉ còn nửa tháng nữa quy định mới chính thức có hiệu lực, với số lượng lớn HDV tự do ở Huế như hiện nay, sẽ có nhiều HDV không đủ điều kiện để hành nghề.

Theo ông Trần Đình Minh Đức, quy định mới sẽ kiểm soát những HDV hành nghề trái phép, HDV “chui”. Các HDV sẽ được kiểm soát dưới sự quản lý của hội hoặc DN. Với việc kiểm soát chặt, sẽ dần đưa hoạt động hướng dẫn đi vào nề nếp. Và điều quan trọng là HDV có đủ pháp lý, chịu trách nhiệm về công việc lớn hơn khi dẫn khách, tránh các rủi ro, quan trọng là hạn chế thuyết minh sai về điểm đến Huế đối với du khách.

 

Sớm thành lập Chi hội HDV

Giải pháp thành lập Chi hội HDV và đưa HDV tự do vào hội được cho là tối ưu nhất. Dù vậy, nhiều HDV tự do lại cho rằng phí vào quỹ 500.000 đồng/người/năm là quá cao và đóng thêm quỹ 500.000 đồng/người/năm thì số tiền đó sẽ sử dụng như thế nào, cơ chế kiểm soát nguồn quỹ ra sao… Với ý kiến này, Sở Du lịch cho rằng, nếu vin vào lý do này mà không vào hội thì các HDV tự do sẽ tự làm khó chính mình. Trên thực tế, vào hội là sự lựa chọn dễ dàng nhất, phương án ký hợp đồng lao động với DN để có bảo hiểm xã hội sẽ càng khó.

CLB HDV Huế hiện có 100 thành viên, dưới sự quản lý của Hiệp hội Du lịch tỉnh. Ông Lê Đình Huy, Chủ nhiệm CLB cho biết, sau khi có quy định mới,  CLB đang tiếp tục nhận các hồ sơ HDV mới vào CLB. Riêng việc chuyển đổi từ CLB sang Chi hội HDV đang trong quá trình làm hồ sơ gửi ra tổng hội để thành lập. Chi hội HDV Huế sẽ trực thuộc Hiệp hội HDV Việt Nam. Theo quy định, hiện nay HDV đăng ký qua hệ thống website của tổng hội, sau đó, tổng hội sẽ đưa danh sách về địa phương để sinh hoạt.

“Theo tôi được biết, nguồn quỹ để đóng vào hội phần lớn sẽ đưa về chi hội để phục vụ chính các HDV. Hội sẽ tạo ra sân chơi, tập huấn kiến thức định kỳ, cập nhật kiến thức nghề cho HDV, kể cả giao lưu, sinh hoạt… đều từ nguồn quỹ này. Riêng nhiều ý kiến giám sát chi tiêu của nguồn quỹ như thế nào, tránh thất thoát, khi vào hội, mỗi thành viên sẽ đều có cơ chế giám sát nguồn quỹ”, ông Lê Đình Huy cho hay.

Qua nhiều ý kiến của cả HDV, cơ quan quản lý, quy định mới có mục đích lớn hơn là kiểm soát và “rắc” lại hoạt động kinh doanh của các DN lữ hành. Lâu nay, DN chỉ thuê HDV tự do để tiết kiệm chi phí. Khi đó, sự rủi ro là rất lớn. Quy định mới bắt buộc lữ hành khi làm tour tuyến, HDV dẫn đoàn phải có đầy đủ pháp lý, quy định để hành nghề.

Với các quy định mới, mục tiêu là kiểm soát tốt hơn hoạt động du lịch hiện nay, do đó, mỗi HDV cần chủ động đáp ứng các quy định mới, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bài, ảnh: Đức Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Sau một năm sáp nhập và chuyển đổi hoạt động, cơ sở Chân Mây trở thành đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Cùng với việc tổ chức lại đội ngũ, đơn vị nỗ lực thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân thuộc 4 xã khu II huyện này.

Phòng ngừa tội phạm mua bán hóa đơn trái phép
Phòng ngừa tội phạm mua bán hóa đơn trái phép

Đã có nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhằm đấu tranh, phòng ngừa hành vi vi phạm, tội phạm mua bán trái phép hóa đơn đang có chiều hướng gia tăng; thế nhưng, nhiều giám đốc doanh nghiệp vẫn bất chấp để thu lợi bất chính.